- Lúc: 12:32
Quản trị là nghề vượt thời gian và nhân bản - nhân bản vì chính con người làm quản trị. Mọi thành tựu của quản trị là thành tựu của nhà quản trị. Mọi thất bại của quản trị là thất bại của nhà quản trị. Tầm nhìn, sự tận tâm, và tính chính trực của nhà quản trị sẽ quyết định quản trị đúng hay quản trị sai.
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó.
Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất" hoặc/ và "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản lý có thể được định nghĩa là quá trình phổ quát của con người và tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt được các mục tiêu.
Quản trị viên là danh hiệu chung chỉ các cấp, các chức danh quản lý của các công ty hoặc quản lý chung, các thư ký; người báo cáo cho Ban giám đốc. Đây là chức danh, nhưng trong nhiều doanh nghiệp, chức danh này liên quan đến quản lý tài chính, nhân sự và quản lý hệ thống thông tin dịch vụ là để thể hiện vai trò "quản lý" chung.
Vai trò của nhà quản trị là định ra các mục tiêu, tổ chức, động viên khuyến khích và truyền đạt thông tin, đo lường, và phát triển con người. Đóng góp duy nhất mà nhà quản trị cần có là giúp người khác có tầm nhìn và khả năng làm việc tốt.Chính tầm nhìn và trách nhiệm luân lý là những yếu tố xác định rõ nhà quản trị.
Phải thực hành 5 nguyên tắc sau để đảm bảo đúng tinh thần xuyên suốt trong tổ chức quản trị:Phải có yêu cầu cao về kết quả công việc; không chấp nhận kết quả kém hay tầm thường; và những chế độ thưởng phải dựa vào kết quả công việc.
Mỗi công việc quản trị tự thân nó phải là một phần thưởng, chứ không phải là một bậc trong cái thang thăng tiến. Cần phải có một hệ thống đề bạt thăng chức hợp lý và công minh. Ban giám đốc cần có một điều lệ nêu rõ ai có quyền ra những quyết định mang tính sống còn ảnh hưởng đến một nhà quản trị; và nên có cơ chế để một nhà quản trị có thể kháng cáo lên một cấp quyết định cao hơn. Khi ra quyết định bổ nhiệm, ban giám đốc phải cho thấy rằng mình công nhận tính chính trực là yêu cầu tuyệt đối duy nhất của một nhà quản trị, phẩm chất duy nhất mà người đó phải có sẵn chứ không thể kỳ vọng là sau này mới có.
Công việc của nhà quản trị nên dựa trên một nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được các mục tiêu của công ty. Nhà quản trị nên được chỉ đạo và kiểm soát bằng các mục tiêu của hoạt động kinh doanh, chứ không phải bằng cấp trên của mình.
Vai trò rộng hơn nêu ra 7 nhiệm vụ mới cho những nhà quản trị cho tương lai: quản trị theo mục tiêu; chấp nhận nhiều rủi ro hơn và trong thời gian dài hơn trước mắt; ra những quyết định mang tính chiến lược; xây dựng một tập thể hòa hợp, trong đó mỗi thành viên có khả năng quản lý và đo lường kết quả của chính mình so với những mục tiêu chung; truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng; xem doanh nghiệp là một tổng thể và hợp nhất chức năng của mình với tổng thể đó và; hiểu rõ nhiều sản phẩm và nhiều ngành.
Nói sơ sơ qua cũng thấy là ngành này chẳng sung sướng chút nào phải ko các bạn,thế mà mình vẫn thích mới cay đấy chứ!
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó.
Trong kinh doanh, quản trị bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất" hoặc/ và "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý. Quản lý có thể được định nghĩa là quá trình phổ quát của con người và tổ chức nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để hoạt động và đạt được các mục tiêu.
Quản trị viên là danh hiệu chung chỉ các cấp, các chức danh quản lý của các công ty hoặc quản lý chung, các thư ký; người báo cáo cho Ban giám đốc. Đây là chức danh, nhưng trong nhiều doanh nghiệp, chức danh này liên quan đến quản lý tài chính, nhân sự và quản lý hệ thống thông tin dịch vụ là để thể hiện vai trò "quản lý" chung.
Vai trò của nhà quản trị là định ra các mục tiêu, tổ chức, động viên khuyến khích và truyền đạt thông tin, đo lường, và phát triển con người. Đóng góp duy nhất mà nhà quản trị cần có là giúp người khác có tầm nhìn và khả năng làm việc tốt.Chính tầm nhìn và trách nhiệm luân lý là những yếu tố xác định rõ nhà quản trị.
Phải thực hành 5 nguyên tắc sau để đảm bảo đúng tinh thần xuyên suốt trong tổ chức quản trị:Phải có yêu cầu cao về kết quả công việc; không chấp nhận kết quả kém hay tầm thường; và những chế độ thưởng phải dựa vào kết quả công việc.
Mỗi công việc quản trị tự thân nó phải là một phần thưởng, chứ không phải là một bậc trong cái thang thăng tiến. Cần phải có một hệ thống đề bạt thăng chức hợp lý và công minh. Ban giám đốc cần có một điều lệ nêu rõ ai có quyền ra những quyết định mang tính sống còn ảnh hưởng đến một nhà quản trị; và nên có cơ chế để một nhà quản trị có thể kháng cáo lên một cấp quyết định cao hơn. Khi ra quyết định bổ nhiệm, ban giám đốc phải cho thấy rằng mình công nhận tính chính trực là yêu cầu tuyệt đối duy nhất của một nhà quản trị, phẩm chất duy nhất mà người đó phải có sẵn chứ không thể kỳ vọng là sau này mới có.
Công việc của nhà quản trị nên dựa trên một nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được các mục tiêu của công ty. Nhà quản trị nên được chỉ đạo và kiểm soát bằng các mục tiêu của hoạt động kinh doanh, chứ không phải bằng cấp trên của mình.
Vai trò rộng hơn nêu ra 7 nhiệm vụ mới cho những nhà quản trị cho tương lai: quản trị theo mục tiêu; chấp nhận nhiều rủi ro hơn và trong thời gian dài hơn trước mắt; ra những quyết định mang tính chiến lược; xây dựng một tập thể hòa hợp, trong đó mỗi thành viên có khả năng quản lý và đo lường kết quả của chính mình so với những mục tiêu chung; truyền đạt thông tin nhanh và rõ ràng; xem doanh nghiệp là một tổng thể và hợp nhất chức năng của mình với tổng thể đó và; hiểu rõ nhiều sản phẩm và nhiều ngành.
Nói sơ sơ qua cũng thấy là ngành này chẳng sung sướng chút nào phải ko các bạn,thế mà mình vẫn thích mới cay đấy chứ!
0 nhận xét