- Lúc: 20:37
Để quyết định đeo đuổi nghề marketing, bạn trẻ cần có 4 chữ P: passion (đam mê), possibility (khả năng), preparation (chuẩn bị), practice (thực hành).
Hiểu chính mình
"...Thời kỳ lạm phát này, ai dám bỏ tiền ra làm thương hiệu trong khi phải tiết kiệm chi phí càng nhiều càng tốt. Muốn đổi việc vì lương bổng thì đề nghị vào xem chủ đề "đeo đuổi nghề" hoặc "nghề & nghiệp" trong diễn đàn để biết thêm câu trả lời nhé!" - thành viên Bamboo trên diễn đàn Jobviet.com không đồng tình với quan điểm theo nghề marketing chỉ vì thu nhập cao. Chị Phan Thị Trúc, Trưởng phòng marketing Công ty L & A cũng khuyên rằng: "Đừng "a dua" theo xu hướng xã hội hay thành công của người khác mà hãy để thành công của thế hệ đi trước là động lực giúp bạn vượt qua những khó khăn trong nghề. Giữa khả năng và đam mê thì lựa chọn ưu tiên dành cho đam mê vì nó là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn nghề nghiệp.
Một kế hoạch marketing hiệu quả nhờ kết quả điều nghiên chính xác có thể xoa dịu cảm giác bị xúc phạm của nhân viên nghiên cứu thị trường khi bị từ chối một cách thô lỗ. Nụ cười hài lòng của khách hàng sẽ là liều thuốc bổ đối với nhân viên tổ chức sự kiện, bù lại đêm trắng chuẩn bị cho chương trình...".
Bên cạnh đó, khả năng cũng là một yếu tố rất quan trọng. Hiện nay marketing được xem là một trong những ngành "hot" trên thị trường lao động đã khiến nhiều bạn trẻ xem đó là niềm đam mê nghề nghiệp của mình mà chưa đánh giá tố chất bản thân có phù hợp với nghề hay không. Nói chung, ngành marketing đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Ông Đặng Huy Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty liên doanh Tôn Phương Nam cho biết thêm: "Những kiến thức về chuyên ngành cộng với sự hiểu biết thị trường, văn hóa của từng vùng miền, sự nhiệt tình, chịu khó là những hành trang cần thiết với những bạn trẻ muốn bước vào con đường marketing".
Học từ thực tế
Bạn trẻ cần tự tìm hiểu những kiến thức căn bản về marketing, như: nghiên cứu thị trường, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu... Ngoài việc tham gia các khóa học chuyên môn, để nâng cao hiệu quả công việc, bạn cũng cần tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm về: lãnh đạo, lập kế hoạch, kỹ năng thuyết trình, giải quyết vấn đề sáng tạo... Thường xuyên theo dõi tin tức trên báo chí, sách chuyên ngành cũng là cách để bạn có thể cập nhật thông tin về ngành nghề và những xu hướng marketing mới. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp quan tâm xây dựng tính nhân văn cho thương hiệu của mình thông qua các hoạt động đóng góp thiết thực vào xã hội, nói cách khác là làm tăng giá trị xã hội của doanh nghiệp. Điển hình, Công ty Tôn Phương Nam đã tài trợ chương trình truyền hình "Một điều ước" của VTV để góp phần hiện thực hóa những ước mơ đẹp đẽ và nhân văn của con người trong cuộc sống, tổ chức chương trình "Hành trình nghề nghiệp" để góp phần định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ, cứu trợ lũ lụt bằng tiền mặt chứ không phải sản phẩm để đem lại lợi ích thiết thực nhất cho đồng bào...
Bên cạnh đó, tham gia vào các diễn đàn nghề nghiệp cũng như tham gia các buổi giao lưu với gương thành công trong nghề để trao đổi về những khó khăn, thất bại hay hào quang của nghề sẽ giúp bạn rút được nhiều thông tin bổ ích. Bạn trẻ hãy tích cực tham gia vào các buổi gặp mặt offline của các diễn đàn để mở rộng, thiết lập mối quan hệ và tìm cho mình một cố vấn nghề nghiệp. Bạn Vũ Đức (thành viên diễn đàn Openshare) cho hay: "Tôi đã làm quen và kết bạn với khá nhiều người. Chúng tôi hiện nay vẫn còn liên lạc và thường xuyên trao đổi tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau".
Đối với các bạn sinh viên, kinh nghiệm khi tham gia các hoạt động Đoàn - Hội, tình nguyện, làm việc bán thời gian... không những tạo điều kiện cho các bạn học hỏi các kỹ năng tổ chức, giao tiếp mà còn là một trong những cách ghi điểm với nhà tuyển dụng.
Hiểu chính mình
"...Thời kỳ lạm phát này, ai dám bỏ tiền ra làm thương hiệu trong khi phải tiết kiệm chi phí càng nhiều càng tốt. Muốn đổi việc vì lương bổng thì đề nghị vào xem chủ đề "đeo đuổi nghề" hoặc "nghề & nghiệp" trong diễn đàn để biết thêm câu trả lời nhé!" - thành viên Bamboo trên diễn đàn Jobviet.com không đồng tình với quan điểm theo nghề marketing chỉ vì thu nhập cao. Chị Phan Thị Trúc, Trưởng phòng marketing Công ty L & A cũng khuyên rằng: "Đừng "a dua" theo xu hướng xã hội hay thành công của người khác mà hãy để thành công của thế hệ đi trước là động lực giúp bạn vượt qua những khó khăn trong nghề. Giữa khả năng và đam mê thì lựa chọn ưu tiên dành cho đam mê vì nó là động lực giúp bạn vượt qua mọi khó khăn nghề nghiệp.
Một kế hoạch marketing hiệu quả nhờ kết quả điều nghiên chính xác có thể xoa dịu cảm giác bị xúc phạm của nhân viên nghiên cứu thị trường khi bị từ chối một cách thô lỗ. Nụ cười hài lòng của khách hàng sẽ là liều thuốc bổ đối với nhân viên tổ chức sự kiện, bù lại đêm trắng chuẩn bị cho chương trình...".
Bên cạnh đó, khả năng cũng là một yếu tố rất quan trọng. Hiện nay marketing được xem là một trong những ngành "hot" trên thị trường lao động đã khiến nhiều bạn trẻ xem đó là niềm đam mê nghề nghiệp của mình mà chưa đánh giá tố chất bản thân có phù hợp với nghề hay không. Nói chung, ngành marketing đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, năng động, sáng tạo và nhạy bén. Ông Đặng Huy Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty liên doanh Tôn Phương Nam cho biết thêm: "Những kiến thức về chuyên ngành cộng với sự hiểu biết thị trường, văn hóa của từng vùng miền, sự nhiệt tình, chịu khó là những hành trang cần thiết với những bạn trẻ muốn bước vào con đường marketing".
Học từ thực tế
Bạn trẻ cần tự tìm hiểu những kiến thức căn bản về marketing, như: nghiên cứu thị trường, các chiến lược tiếp thị, quảng cáo, xây dựng thương hiệu... Ngoài việc tham gia các khóa học chuyên môn, để nâng cao hiệu quả công việc, bạn cũng cần tham gia các khóa đào tạo kỹ năng mềm về: lãnh đạo, lập kế hoạch, kỹ năng thuyết trình, giải quyết vấn đề sáng tạo... Thường xuyên theo dõi tin tức trên báo chí, sách chuyên ngành cũng là cách để bạn có thể cập nhật thông tin về ngành nghề và những xu hướng marketing mới. Chẳng hạn, một số doanh nghiệp quan tâm xây dựng tính nhân văn cho thương hiệu của mình thông qua các hoạt động đóng góp thiết thực vào xã hội, nói cách khác là làm tăng giá trị xã hội của doanh nghiệp. Điển hình, Công ty Tôn Phương Nam đã tài trợ chương trình truyền hình "Một điều ước" của VTV để góp phần hiện thực hóa những ước mơ đẹp đẽ và nhân văn của con người trong cuộc sống, tổ chức chương trình "Hành trình nghề nghiệp" để góp phần định hướng nghề nghiệp cho giới trẻ, cứu trợ lũ lụt bằng tiền mặt chứ không phải sản phẩm để đem lại lợi ích thiết thực nhất cho đồng bào...
Bên cạnh đó, tham gia vào các diễn đàn nghề nghiệp cũng như tham gia các buổi giao lưu với gương thành công trong nghề để trao đổi về những khó khăn, thất bại hay hào quang của nghề sẽ giúp bạn rút được nhiều thông tin bổ ích. Bạn trẻ hãy tích cực tham gia vào các buổi gặp mặt offline của các diễn đàn để mở rộng, thiết lập mối quan hệ và tìm cho mình một cố vấn nghề nghiệp. Bạn Vũ Đức (thành viên diễn đàn Openshare) cho hay: "Tôi đã làm quen và kết bạn với khá nhiều người. Chúng tôi hiện nay vẫn còn liên lạc và thường xuyên trao đổi tài liệu, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau".
Đối với các bạn sinh viên, kinh nghiệm khi tham gia các hoạt động Đoàn - Hội, tình nguyện, làm việc bán thời gian... không những tạo điều kiện cho các bạn học hỏi các kỹ năng tổ chức, giao tiếp mà còn là một trong những cách ghi điểm với nhà tuyển dụng.
0 nhận xét