- Lúc: 20:29
Muốn trụ vững phải có kế hoạch kinh doanh bài bảnCó chiến lược phát triển bài bản, lâu dài, biết tận dụng nội lực, khai thác ngoại lực một cách hợp lý. Đó là cách nhiều doanh nghiệp (DN) thực hiện để đứng vững và phát triển trong giai đoạn khó khăn hiện nay. Các DN này có mặt ở hầu hết các ngành nghề như thương mại, phân phối hàng hóa, dệt may, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, điện tử, nhựa, nữ trang …
Trong ngành thương mại có một thương hiệu tên tuổi luôn khẳng định tính linh hoạt, năng động với nhiều mũi đột phá trong kinh doanh…, đó là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Ông Huỳnh Văn Minh, Tổng giám đốc Satra cho biết: Để vượt qua khó khăn, Satra tiếp tục khai thác sâu thị trường có sẵn bằng cách tung ra các mặt hàng mới để đa dạng hóa sản phẩm. Các sản phẩm mới của Satra là bánh tráng, đùi ếch, cá cơm, thực phẩm đông lạnh… Đồng thời, Satra tăng khai thác, xâm nhập các thị trường mới như Ba Lan, Mỹ, khu vực Đông Âu…
Trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, Công ty CP Phát triển Saigon Co-op (SCID) tiếp tục giữ kế hoạch phấn đấu đến năm 2010 đạt 50 siêu thị Co-opMart (hiện có 29 siêu thị), đồng thời đưa mô hình Co-opMart vào các chung cư, khu đô thị mới, khu dân cư, triển khai mô hình siêu thị kết hợp với chợ truyền thống. SCID cũng tăng hợp tác với các công ty địa ốc để tham gia các dự án như dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ Tân Phong, khu phức hợp nhà ở - cao ốc văn phòng Shopping Mart An Phú…
Vissan, thương hiệu mạnh trong ngành chế biến thực phẩm tiếp tục phát triển qua việc triển khai hai dòng sản phẩm mới: dòng sản phẩm chế biến từ phụ phẩm đầu, lòng, giò, xương …; dòng sản phẩm phục vụ các dịp lễ, Tết... Ông Bùi Duy Đức, Tổng giám đốc Vissan cho biết, từ nay đến năm 2012, Vissan sẽ hoàn chỉnh cơ sở sản xuất thực phẩm chế biến, cải tiến mẫu mã, đưa ra sản phẩm mới và luôn đảm bảo uy tín chất lượng. Hiện nay, Vissan cũng triển khai dịch vụ mới: Tổ chức, hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng, thực hiện nhanh các bữa tiệc gia đình, tiệc buffet.
Về lĩnh vực dệt may, Tổng công ty Dệt Phong Phú triển khai chiến lược trở thành “Tập đoàn đa ngành nghề hàng đầu Việt Nam” với việc mở rộng sang các lĩnh vực hoạt động khác như kinh doanh bất động sản, tài chính, KCN, dịch vụ, góp vốn hợp tác kinh doanh cho thuê, mua máy bay… Ông Trần Quang Nghị - Tổng giám đốc Phong Phú cho biết, trong ngành nghề truyền thống, Phong Phú sẽ phát triển khâu dệt vải denim, kéo sợi, dệt khăn mặt...; chủ động tạo nguồn nguyên liệu qua việc đầu tư sản xuất xơ polyestes từ công nghiệp hóa dầu, lập công ty chuyên sản xuất kinh doanh nguyên liệu; tiến hành khảo sát trồng bông vải theo công nghiệp chuyển giao của Mỹ.
Ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng không ít DN đang có bước đi rất bài bản, vững chắc qua việc tăng liên kết với DN nước bạn. Công ty Savimex đang mở rộng hợp tác đầu tư sang Lào với Nhà máy chế biến gỗ Champasak (Lào) qua việc thành lập Liên doanh Champa-Savi để sản xuất gỗ nguyên liệu xuất khẩu, tinh chế gỗ nội - ngoại thất chất lượng cao cho thị trường Nhật, Mỹ… Savimex còn đẩy mạnh hợp tác thực hiện các dự án bất động sản như dự án Phú Mỹ (quận 7), chung cư cao cấp Ngọc Lan (quận 7), dự án cao ốc căn hộ thương mại Lạc Long Quân (quận 6)…
Riêng với ngành nhựa, ông Lê Quang Doanh, Giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh cho rằng, biện pháp vượt khó của Nhựa Bình Minh là đầu tư thêm nhà máy mới công suất 6.500 tấn sản phẩm/năm (nâng tổng năng suất lên 50 ngàn tấn/năm các sản phẩm ống nhựa PE, PVC…). Dự kiến với kế hoạch này, doanh thu năm 2008 của Bình Minh sẽ tăng 30% so năm 2007 (năm 2007 đạt 670 tỷ đồng).
Là thương hiệu rất vững ở thị trường nội địa và ổn định ở thị trường xuất khẩu, nệm mouse Kymdan cũng sẽ mở rộng thêm thị phần ở nước ngoài. Kymdan đang tiến hành xây dựng nhà máy mới rộng 5 ngàn ha để chuẩn bị cho việc mở rộng này.
Cũng với những nỗ lực vượt khó, Công ty CP Điện tử Tân Bình (VTB) sẽ chuyển đổi sang mô hình quản lý mới để giảm chi phí, đưa ra giá thành sản phẩm hợp lý, đồng thời tăng các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, điện lạnh. Ông Nguyễn Văn Vị, Giám đốc VTB cho rằng, thời gian tới, sức ép vật giá sẽ còn đè nặng hơn nữa đối với ngành điện tử, tuy nhiên DN nào có sự chuẩn bị trước sẽ đứng vững. Năm 2008, VTB sẽ đạt doanh thu 500 tỷ đồng, trong đó CNTT chiếm 30-40% tổng doanh thu.
Với ngành nữ trang, đá quý, bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ khẳng định sẽ tiếp tục với khẩu hiệu “Bay cao, vươn xa, tăng tư duy đột phá” qua việc tăng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính sáng tạo. PNJ sẽ hình thành xí nghiệp sản xuất nữ trang, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng hệ thống phân phối, quảng bá các nhãn hiệu của PNJ, mở rộng hợp tác với 2 công ty Mỹ là DC&D (gia công cho các nhãn hiệu nữ trang nổi tiếng ở Mỹ) và Zale Mark Inc (hợp tác kinh doanh sản phẩm của Zale Mark tại Việt Nam). Ngoài ra, PNJ tiếp tục đầu tư tài chính với Công ty CP Kinh doanh vàng Quốc tế (Inter Gold), Ngân hàng Đông Á, Công ty Sài Gòn Fisco, Khách sạn Quê Hương, Công ty Kinh Đô...
Như thế, một lần nữa khẳng định rằng, dù trong cơn bão giá, khó khăn hiện nay, các DN có kế hoạch sản xuất kinh doanh bài bản, có chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng, vẫn có khả năng khắc phục khó khăn, từng bước ổn định hoạt động và thực hiện được kế hoạch đã đề ra./.
Trong ngành thương mại có một thương hiệu tên tuổi luôn khẳng định tính linh hoạt, năng động với nhiều mũi đột phá trong kinh doanh…, đó là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra). Ông Huỳnh Văn Minh, Tổng giám đốc Satra cho biết: Để vượt qua khó khăn, Satra tiếp tục khai thác sâu thị trường có sẵn bằng cách tung ra các mặt hàng mới để đa dạng hóa sản phẩm. Các sản phẩm mới của Satra là bánh tráng, đùi ếch, cá cơm, thực phẩm đông lạnh… Đồng thời, Satra tăng khai thác, xâm nhập các thị trường mới như Ba Lan, Mỹ, khu vực Đông Âu…
Trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, Công ty CP Phát triển Saigon Co-op (SCID) tiếp tục giữ kế hoạch phấn đấu đến năm 2010 đạt 50 siêu thị Co-opMart (hiện có 29 siêu thị), đồng thời đưa mô hình Co-opMart vào các chung cư, khu đô thị mới, khu dân cư, triển khai mô hình siêu thị kết hợp với chợ truyền thống. SCID cũng tăng hợp tác với các công ty địa ốc để tham gia các dự án như dự án khu phức hợp thương mại dịch vụ Tân Phong, khu phức hợp nhà ở - cao ốc văn phòng Shopping Mart An Phú…
Vissan, thương hiệu mạnh trong ngành chế biến thực phẩm tiếp tục phát triển qua việc triển khai hai dòng sản phẩm mới: dòng sản phẩm chế biến từ phụ phẩm đầu, lòng, giò, xương …; dòng sản phẩm phục vụ các dịp lễ, Tết... Ông Bùi Duy Đức, Tổng giám đốc Vissan cho biết, từ nay đến năm 2012, Vissan sẽ hoàn chỉnh cơ sở sản xuất thực phẩm chế biến, cải tiến mẫu mã, đưa ra sản phẩm mới và luôn đảm bảo uy tín chất lượng. Hiện nay, Vissan cũng triển khai dịch vụ mới: Tổ chức, hướng dẫn người tiêu dùng cách sử dụng, thực hiện nhanh các bữa tiệc gia đình, tiệc buffet.
Về lĩnh vực dệt may, Tổng công ty Dệt Phong Phú triển khai chiến lược trở thành “Tập đoàn đa ngành nghề hàng đầu Việt Nam” với việc mở rộng sang các lĩnh vực hoạt động khác như kinh doanh bất động sản, tài chính, KCN, dịch vụ, góp vốn hợp tác kinh doanh cho thuê, mua máy bay… Ông Trần Quang Nghị - Tổng giám đốc Phong Phú cho biết, trong ngành nghề truyền thống, Phong Phú sẽ phát triển khâu dệt vải denim, kéo sợi, dệt khăn mặt...; chủ động tạo nguồn nguyên liệu qua việc đầu tư sản xuất xơ polyestes từ công nghiệp hóa dầu, lập công ty chuyên sản xuất kinh doanh nguyên liệu; tiến hành khảo sát trồng bông vải theo công nghiệp chuyển giao của Mỹ.
Ngành công nghiệp chế biến gỗ cũng không ít DN đang có bước đi rất bài bản, vững chắc qua việc tăng liên kết với DN nước bạn. Công ty Savimex đang mở rộng hợp tác đầu tư sang Lào với Nhà máy chế biến gỗ Champasak (Lào) qua việc thành lập Liên doanh Champa-Savi để sản xuất gỗ nguyên liệu xuất khẩu, tinh chế gỗ nội - ngoại thất chất lượng cao cho thị trường Nhật, Mỹ… Savimex còn đẩy mạnh hợp tác thực hiện các dự án bất động sản như dự án Phú Mỹ (quận 7), chung cư cao cấp Ngọc Lan (quận 7), dự án cao ốc căn hộ thương mại Lạc Long Quân (quận 6)…
Riêng với ngành nhựa, ông Lê Quang Doanh, Giám đốc Công ty CP Nhựa Bình Minh cho rằng, biện pháp vượt khó của Nhựa Bình Minh là đầu tư thêm nhà máy mới công suất 6.500 tấn sản phẩm/năm (nâng tổng năng suất lên 50 ngàn tấn/năm các sản phẩm ống nhựa PE, PVC…). Dự kiến với kế hoạch này, doanh thu năm 2008 của Bình Minh sẽ tăng 30% so năm 2007 (năm 2007 đạt 670 tỷ đồng).
Là thương hiệu rất vững ở thị trường nội địa và ổn định ở thị trường xuất khẩu, nệm mouse Kymdan cũng sẽ mở rộng thêm thị phần ở nước ngoài. Kymdan đang tiến hành xây dựng nhà máy mới rộng 5 ngàn ha để chuẩn bị cho việc mở rộng này.
Cũng với những nỗ lực vượt khó, Công ty CP Điện tử Tân Bình (VTB) sẽ chuyển đổi sang mô hình quản lý mới để giảm chi phí, đưa ra giá thành sản phẩm hợp lý, đồng thời tăng các hoạt động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, điện lạnh. Ông Nguyễn Văn Vị, Giám đốc VTB cho rằng, thời gian tới, sức ép vật giá sẽ còn đè nặng hơn nữa đối với ngành điện tử, tuy nhiên DN nào có sự chuẩn bị trước sẽ đứng vững. Năm 2008, VTB sẽ đạt doanh thu 500 tỷ đồng, trong đó CNTT chiếm 30-40% tổng doanh thu.
Với ngành nữ trang, đá quý, bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ khẳng định sẽ tiếp tục với khẩu hiệu “Bay cao, vươn xa, tăng tư duy đột phá” qua việc tăng cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tính sáng tạo. PNJ sẽ hình thành xí nghiệp sản xuất nữ trang, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng hệ thống phân phối, quảng bá các nhãn hiệu của PNJ, mở rộng hợp tác với 2 công ty Mỹ là DC&D (gia công cho các nhãn hiệu nữ trang nổi tiếng ở Mỹ) và Zale Mark Inc (hợp tác kinh doanh sản phẩm của Zale Mark tại Việt Nam). Ngoài ra, PNJ tiếp tục đầu tư tài chính với Công ty CP Kinh doanh vàng Quốc tế (Inter Gold), Ngân hàng Đông Á, Công ty Sài Gòn Fisco, Khách sạn Quê Hương, Công ty Kinh Đô...
Như thế, một lần nữa khẳng định rằng, dù trong cơn bão giá, khó khăn hiện nay, các DN có kế hoạch sản xuất kinh doanh bài bản, có chiến lược phát triển cụ thể, rõ ràng, vẫn có khả năng khắc phục khó khăn, từng bước ổn định hoạt động và thực hiện được kế hoạch đã đề ra./.
0 nhận xét