- Lúc: 11:26
Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện.
Một công cụ quan trọng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng có thể áp dụng khi lập kế hoạch cho nghề nghiệp. Đây là công cụ phân tích Marketing sử dụng mô hình SWOT.
Một phân tích SWOT chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ may và hiểm hoạ từ môi trường bên ngoài. Hãy tưởng tượng mô hình phân tích SWOT của bạn có cấu trúc như bảng sau:
Môi trường bên trong: (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu
Môi trường bên ngoài: . (OPPORTUNITY) Cơ may + (THREAT) Hiểm họa
Để xây dựng mô hình phân tích SWOT của riêng bạn từ đó lập kế hoạch cho sự nghiệp, hãy xem xét tình hình hiện tại của bạn. Bạn có những điểm mạnh và điềm yếu gì. Bạn có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình như thế nào. Có những cơ may và hiểm hoạ nào từ bên ngoài trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn.
Những nhân tố bên trong:
1. Điểm mạnh
Những nhân tố tích cực bên trong có thể kiểm soát được và bạn có thể phát huy khi lập kế hoạch:
- Kinh nghiệm làm việc
- Trình độ học vấn, bao gồm cả những khoá học thêm.
- Những hiểu biết chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực của bạn (ví dụ: phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ lập trình…)
- Kỹ năng truyền đạt rõ ràng (ví dụ: kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và kỹ năng lãnh đạo)
- Những đặc điểm cá nhân (ví dụ: đạo đức trong công việc, ý thức tự giác, khả năng chịu áp lực trong công việc, khả năng sáng tạo, lạc quan, có sức khoẻ tốt)
- Có mối quan hệ tốt/làm việc theo nhóm tốt.
- Tác động tương hỗ với những tổ chức nghề nghiệp
2. Điểm yếu
Những nhân tố tiêu cực bạn kiểm soát được và có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn:
- Thiếu kinh nghiệm làm việc
- Điểm GPA thấp, sai chuyên ngành
- Thiếu mục tiêu, chưa hiểu rõ bản thân và thiếu những kiến thức về công việc cụ thể
- Kiến thức chuyên môn yếu
- Nhiều kỹ năng yếu (kỹ năng lãnh đạo, mối quan hệ giữa người với người, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm)
- Kỹ năng tìm việc yếu
- Những tính cách cá nhân tiêu cực (ví dụ, đạo đức làm việc kém, thiếu tự giác, thiếu động cơ thúc đẩy, thiếu quyết đoán, nhút nhát và quá giàu cảm xúc)
Những nhân tố bên ngoài:
3. Cơ may
Những điều kiện bên ngoài tích cực mà bạn không kiểm soát được tuy nhiên bạn vẫn có thể tận dụng được.
- Những xu hướng phát triển tích cực trong lĩnh vực của bạn tạo ra nhiều việc làm hơn (ví dụ, sự tăng trưởng, toàn cầu hoá, những tiến bộ khoa học kỹ thuật)
- Những cơ hội bạn có được trong lĩnh vực của mình bằng cách nâng cao trình độ học vấn.
- Lĩnh vực thật sự cần đến những kỹ năng của bạn
- Những cơ hội bạn có nhờ tự biết mình rõ hơn và những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể hơn.
- Những cơ hội cho những tiến bộ trong chuyên ngành của bạn.
- Cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp trong chuyên ngành của bạn.
- Con đường sự nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ mang lại cho bạn những cơ hội của riêng mình
- Vị trí địa lý
- Một mạng lưới làm việc vững mạnh
4. Hiểm hoạ
Những nhân tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được nhưng vẫn ảnh hưởng tới bạn và bạn vẫn có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp.
- Mất phương hướng trong lĩnh vực của bạn, thu hẹp phạm vi công việc (thu hẹp, không cải tiến trong công việc)
- Sự cạnh tranh từ những người tốt nghiệp cùng trường, khoá với bạn
- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng, có kinh nghiệm, học vấn cao
- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng tìm việc tốt hơn bạn
- Đối thủ cạnh tranh là những người đi học có danh tiếng tốt hơn bạn
- Những trở ngại trên con đường công danh của bạn (Ví dụ: Thiếu học vấn/đào tạo ở trình độ cao mà bạn cần có để có thể nắm bắt được cơ hội)
- Sự phát triển trong lĩnh vực bạn tham gia có hạn chế, trong khi phát triển mang tính cạnh tranh và vô cùng quan trọng khốc liệt.
- Sự gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn còn hạn chế do vậy rất khó có thể trụ lại được.
- Các công ty không thuê những người có chuyên môn và bằng cấp như bạn.
Hãy tự tìm ra những điểm mạnh của chính bạn nhưng bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của những người tuyển dụng tiềm năng khi bạn xem xét những điểm mạnh của mình. Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Hãy bắt đầu với việc lập một danh sách liệt kê những tính cách của bạn, có thể trong số những tính cách bạn liệt kê ra có những điểm mạnh của bạn.
Một trong những điểm mạnh nhất của bạn có thể là tình yêu đối với công việc bạn làm. Học cách “làm theo những ý thích của mình” có thể là nhân tố quan trọng khi bạn theo đuổi sự nghiệp của mình. Một số người nhận thức từ rất sớm rằng công việc nào sẽ làm cho họ hạnh phúc. Đối với một số người khác, sự nhận biết về khả năng của mình để làm nên sự nghiệp lại đến từ quá trình khám phá ra sự yêu thích, kỹ năng, nhân cách, cách học hỏi và những giá trị. Hãy xem một số đánh giá về nghề nghiệp và những công cụ tìm kiếm như miêu tả trong “Những Bài kiểm tra và Các công cụ đánh giá nghề nghiệp”. Hãy thử làm một vài bài kiểm tra và xem kết quả. Những kết quả đó có phù hợp giữa kế hoạch và kỳ vọng của bạn không.
Khi xem xét những điểm yếu của mình, hãy nghĩ về điểm mà nhà tuyển dụng tiềm năng cho rằng bạn có cải thiện được chúng sau đó. Đối mặt với những điểm yếu của mình sẽ giúp bạn có cái đầu tỉnh táo để có thể bắt đầu lập kế hoạch cho sự nghiệp.
Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện. Nếu bạn xác định được một kỹ năng mà mình biết đang cần dùng trong lĩnh vực chuyên ngành bạn đã chonh, nhưng bạn còn yếu về kỹ năng đó, bạn cần phải có những bước để cái thiện nó. Những đánh giá về những hoạt động cũ và thậm chí cả điểm số và những lời nhận xét của giáo viên ở trường cũng cung cấp những thông tin phản hồi có giá trị.
Từ phân tích này, bạn sẽ có một tấm bản đồ trong đó chỉ cho bạn cách phát huy điểm mạnh, hạn chế hoặc giảm bớt điểm yếu. Sau đó, bạn nên sử dụng tấm bản đồ này để tận dụng cơ hội và tránh những rủi ro.
Sau khi bạn đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ may và hiểm hoạ của mình, bạn nên sử dụng những thông tin đó để lên kế hoạch làm thế nào để “marketing bản thân”.
Quá trình lập kế hoạch “marketing bản thân” bao gồm 3 bước cơ bản sau:
1. Xác định mục tiêu
2. Phát triển chiến lược marketing
3. Chiến lược hoá chương trình hành động.
Mục tiêu: - hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Công việc lý tưởng của bạn sau khi tốt nghiệp là gì (Hoặc công việc mà bạn muốn chuyển từ công việc hiện tại sang)? Những vị trí nào khác mà bạn có thể chấp nhận. Mục tiêu sự nghiệp trong 5 năm của bạn là gì?
Chiến lược Marketing - một chiến lược marketing toàn diện hay “kế hoạch trò chơi” để đạt được mục tiêu của mình. Những công ty hay tổ chức nào bạn đang nhắm tới để đạt được mục tiêu của mình – công việc lý tưởng của bạn? Bạn sẽ liên hệ với những công ty, tổ chức trên ra sao? Chiến lược mà bạn xác định phải tận dụng được tất cả những nguồn lực sẵn có đối với bạn như những môi quan hệ cá nhân và mối quan hệ với những người có kinh nghiệm.
Chương trình hành động - tuỳ thuộc vào nguyên tắc marketing, chiến lược marketing phải trở thành một chương trình hành động cụ thể nhằm trả lời được một số câu hỏi như: Cái gì và khi nào sẽ thực hiện xong? Ai chịu trách nhiệm thực hiện nó? Nhiệm vụ chính của bạn ở đây là đưa ra một thời gian biểu và thời hạn cụ thể để có nghề nghiệp và thông tin về doanh nghiệp mà bạn đã chọn trong chiến lược marketing của bạn.
Một công cụ quan trọng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược cũng có thể áp dụng khi lập kế hoạch cho nghề nghiệp. Đây là công cụ phân tích Marketing sử dụng mô hình SWOT.
Một phân tích SWOT chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ may và hiểm hoạ từ môi trường bên ngoài. Hãy tưởng tượng mô hình phân tích SWOT của bạn có cấu trúc như bảng sau:
Môi trường bên trong: (STRENGTH) Điểm mạnh + (WEAKNESS) Điểm yếu
Môi trường bên ngoài: . (OPPORTUNITY) Cơ may + (THREAT) Hiểm họa
Để xây dựng mô hình phân tích SWOT của riêng bạn từ đó lập kế hoạch cho sự nghiệp, hãy xem xét tình hình hiện tại của bạn. Bạn có những điểm mạnh và điềm yếu gì. Bạn có thể phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của mình như thế nào. Có những cơ may và hiểm hoạ nào từ bên ngoài trong lĩnh vực nghề nghiệp mà bạn đã lựa chọn.
Những nhân tố bên trong:
1. Điểm mạnh
Những nhân tố tích cực bên trong có thể kiểm soát được và bạn có thể phát huy khi lập kế hoạch:
- Kinh nghiệm làm việc
- Trình độ học vấn, bao gồm cả những khoá học thêm.
- Những hiểu biết chuyên môn sâu sắc trong lĩnh vực của bạn (ví dụ: phần cứng, phần mềm, ngôn ngữ lập trình…)
- Kỹ năng truyền đạt rõ ràng (ví dụ: kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm và kỹ năng lãnh đạo)
- Những đặc điểm cá nhân (ví dụ: đạo đức trong công việc, ý thức tự giác, khả năng chịu áp lực trong công việc, khả năng sáng tạo, lạc quan, có sức khoẻ tốt)
- Có mối quan hệ tốt/làm việc theo nhóm tốt.
- Tác động tương hỗ với những tổ chức nghề nghiệp
2. Điểm yếu
Những nhân tố tiêu cực bạn kiểm soát được và có thể thay đổi theo chiều hướng tốt hơn:
- Thiếu kinh nghiệm làm việc
- Điểm GPA thấp, sai chuyên ngành
- Thiếu mục tiêu, chưa hiểu rõ bản thân và thiếu những kiến thức về công việc cụ thể
- Kiến thức chuyên môn yếu
- Nhiều kỹ năng yếu (kỹ năng lãnh đạo, mối quan hệ giữa người với người, kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm)
- Kỹ năng tìm việc yếu
- Những tính cách cá nhân tiêu cực (ví dụ, đạo đức làm việc kém, thiếu tự giác, thiếu động cơ thúc đẩy, thiếu quyết đoán, nhút nhát và quá giàu cảm xúc)
Những nhân tố bên ngoài:
3. Cơ may
Những điều kiện bên ngoài tích cực mà bạn không kiểm soát được tuy nhiên bạn vẫn có thể tận dụng được.
- Những xu hướng phát triển tích cực trong lĩnh vực của bạn tạo ra nhiều việc làm hơn (ví dụ, sự tăng trưởng, toàn cầu hoá, những tiến bộ khoa học kỹ thuật)
- Những cơ hội bạn có được trong lĩnh vực của mình bằng cách nâng cao trình độ học vấn.
- Lĩnh vực thật sự cần đến những kỹ năng của bạn
- Những cơ hội bạn có nhờ tự biết mình rõ hơn và những mục tiêu nghề nghiệp cụ thể hơn.
- Những cơ hội cho những tiến bộ trong chuyên ngành của bạn.
- Cơ hội cho sự phát triển nghề nghiệp trong chuyên ngành của bạn.
- Con đường sự nghiệp mà bạn lựa chọn sẽ mang lại cho bạn những cơ hội của riêng mình
- Vị trí địa lý
- Một mạng lưới làm việc vững mạnh
4. Hiểm hoạ
Những nhân tố bên ngoài mà bạn không kiểm soát được nhưng vẫn ảnh hưởng tới bạn và bạn vẫn có thể giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp.
- Mất phương hướng trong lĩnh vực của bạn, thu hẹp phạm vi công việc (thu hẹp, không cải tiến trong công việc)
- Sự cạnh tranh từ những người tốt nghiệp cùng trường, khoá với bạn
- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng, có kinh nghiệm, học vấn cao
- Đối thủ cạnh tranh có kỹ năng tìm việc tốt hơn bạn
- Đối thủ cạnh tranh là những người đi học có danh tiếng tốt hơn bạn
- Những trở ngại trên con đường công danh của bạn (Ví dụ: Thiếu học vấn/đào tạo ở trình độ cao mà bạn cần có để có thể nắm bắt được cơ hội)
- Sự phát triển trong lĩnh vực bạn tham gia có hạn chế, trong khi phát triển mang tính cạnh tranh và vô cùng quan trọng khốc liệt.
- Sự gia tăng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực của bạn còn hạn chế do vậy rất khó có thể trụ lại được.
- Các công ty không thuê những người có chuyên môn và bằng cấp như bạn.
Hãy tự tìm ra những điểm mạnh của chính bạn nhưng bạn cũng nên đặt mình vào vị trí của những người tuyển dụng tiềm năng khi bạn xem xét những điểm mạnh của mình. Hãy tránh khiêm tốn quá nhưng cần phải hoàn toàn trung thực và nhận thức đúng bản thân mình. Hãy bắt đầu với việc lập một danh sách liệt kê những tính cách của bạn, có thể trong số những tính cách bạn liệt kê ra có những điểm mạnh của bạn.
Một trong những điểm mạnh nhất của bạn có thể là tình yêu đối với công việc bạn làm. Học cách “làm theo những ý thích của mình” có thể là nhân tố quan trọng khi bạn theo đuổi sự nghiệp của mình. Một số người nhận thức từ rất sớm rằng công việc nào sẽ làm cho họ hạnh phúc. Đối với một số người khác, sự nhận biết về khả năng của mình để làm nên sự nghiệp lại đến từ quá trình khám phá ra sự yêu thích, kỹ năng, nhân cách, cách học hỏi và những giá trị. Hãy xem một số đánh giá về nghề nghiệp và những công cụ tìm kiếm như miêu tả trong “Những Bài kiểm tra và Các công cụ đánh giá nghề nghiệp”. Hãy thử làm một vài bài kiểm tra và xem kết quả. Những kết quả đó có phù hợp giữa kế hoạch và kỳ vọng của bạn không.
Khi xem xét những điểm yếu của mình, hãy nghĩ về điểm mà nhà tuyển dụng tiềm năng cho rằng bạn có cải thiện được chúng sau đó. Đối mặt với những điểm yếu của mình sẽ giúp bạn có cái đầu tỉnh táo để có thể bắt đầu lập kế hoạch cho sự nghiệp.
Theo bản chất con người, chúng ta cảm thấy tương đối khó khăn khi chỉ ra những điểm mình còn yếu kém. Nhưng đánh giá này sẽ giúp bạn chỉ ra những điểm mà mình cần phải cải thiện. Nếu bạn xác định được một kỹ năng mà mình biết đang cần dùng trong lĩnh vực chuyên ngành bạn đã chonh, nhưng bạn còn yếu về kỹ năng đó, bạn cần phải có những bước để cái thiện nó. Những đánh giá về những hoạt động cũ và thậm chí cả điểm số và những lời nhận xét của giáo viên ở trường cũng cung cấp những thông tin phản hồi có giá trị.
Từ phân tích này, bạn sẽ có một tấm bản đồ trong đó chỉ cho bạn cách phát huy điểm mạnh, hạn chế hoặc giảm bớt điểm yếu. Sau đó, bạn nên sử dụng tấm bản đồ này để tận dụng cơ hội và tránh những rủi ro.
Sau khi bạn đã phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ may và hiểm hoạ của mình, bạn nên sử dụng những thông tin đó để lên kế hoạch làm thế nào để “marketing bản thân”.
Quá trình lập kế hoạch “marketing bản thân” bao gồm 3 bước cơ bản sau:
1. Xác định mục tiêu
2. Phát triển chiến lược marketing
3. Chiến lược hoá chương trình hành động.
Mục tiêu: - hãy xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Công việc lý tưởng của bạn sau khi tốt nghiệp là gì (Hoặc công việc mà bạn muốn chuyển từ công việc hiện tại sang)? Những vị trí nào khác mà bạn có thể chấp nhận. Mục tiêu sự nghiệp trong 5 năm của bạn là gì?
Chiến lược Marketing - một chiến lược marketing toàn diện hay “kế hoạch trò chơi” để đạt được mục tiêu của mình. Những công ty hay tổ chức nào bạn đang nhắm tới để đạt được mục tiêu của mình – công việc lý tưởng của bạn? Bạn sẽ liên hệ với những công ty, tổ chức trên ra sao? Chiến lược mà bạn xác định phải tận dụng được tất cả những nguồn lực sẵn có đối với bạn như những môi quan hệ cá nhân và mối quan hệ với những người có kinh nghiệm.
Chương trình hành động - tuỳ thuộc vào nguyên tắc marketing, chiến lược marketing phải trở thành một chương trình hành động cụ thể nhằm trả lời được một số câu hỏi như: Cái gì và khi nào sẽ thực hiện xong? Ai chịu trách nhiệm thực hiện nó? Nhiệm vụ chính của bạn ở đây là đưa ra một thời gian biểu và thời hạn cụ thể để có nghề nghiệp và thông tin về doanh nghiệp mà bạn đã chọn trong chiến lược marketing của bạn.
0 nhận xét