- Lúc: 14:26
EQ là viết tắt của cụm từ "Emotional Quotient" - chỉ số cảm xúc
Nhưng trí tuệ cá nhân không thể bị bỏ qua, vì nó đông thời tham dự vào trực giác và lương tri. Chẳng hạn, khi nhà tâm lý học Robert Sternberg yêu cầu những đối tượng của mình mô tả được "người có trí tuệ" thì một trong những nét thường được kể tới nhiều nhất là năng lực làm chủ trên thực tế đối với những liên hệ con người. Một cuộc khảo sát có hệ thống hơn đã đưa ông tới cùng một kết luận với Thorndike, tức là trí tuệ xã hội vừa là nét riêng biệt của những năng lực ở nhà trường , vừa là cái căn bản trong đời sống hàng ngày. Trong những hình thức trí tuệ thực sự cần thiết, chẳng hạn, trong đời sống nghề nghiệp, có thể kể ra hình thức tế nhị cho phép một ông chủ tốt hiểu được điều người ta không nói ra.
Từ mấy năm nay, ngày càng có nhiều nhà tâm lý học cho rằng IQ chỉ là một vùng hẹp của những năng lực ngôn ngữ và toán học, vè nếu những kết quả tốt trong những trắc nghiệm về trí tuệ cho phép tiên đoán một thành công ở nhà trường, thì những kết quả này ngày càng ít quan trọng, khi những con đường của cuộc đời rời khỏi lĩnh vực hạn chế ấy. Những nhà tâm lý ấy, trong đó có Sternberg và Salovey, tán thành một quan niệm rộng hơn về trí tuệ, và họ cố đưa ra công thức của nó theo những gì là cần thiết để thành công trong cuộc đời. Đường hướng nghiên cứu này lại làm sáng tỏ một lần nữa vai trò hàng đầu của trí tuệ "cá nhân" hay xúc cảm.
Salovey tập hợp những hình thức trí tuệ cá nhân do Gardner đề xướng vào một định nghĩa cơ sở về trí tuệ cảm xúc, mà ông phân thành năm lĩnh vực chính.
1. Sự hiểu biết về các xúc cảm.
Ý thức về bản thân - tức là có thể nhận biết các xúc cảm của mình - là cơ sở của trí tuệ cảm xúc. Nhưng chúng ta sẽ thấy ở sau, năng lực này có ý nghĩa căn bản đối với sự hiểu biết bản thân và trực giác tâm lý. Kẻ nào bị mù về những gì mình cảm nhận được sẽ bị phó mặc cho những tình cảm của mình. Trái lại, những người có thể sống tốt hơn cuộc đời của mình thì thấy rõ được hơn những hậu quả sâu kín của các quyết định của mình, dù đó là chọn người bạn đời hay một nghề.
2. Làm chủ các xúc cảm của mình
Năng lực làm cho những tình cảm của mình thích nghi với mỗi hoàn cảnh phụ thuộc vào ý thức về bản thân. Ở phần sau, chúng ta sẽ thấy người ta tự trấn an tinh thần của mình, thoát khỏi sự chi phối của lo âu, buồn rầu và giận dữ của mình như thế nào, cũng như thấy được hậu quả tiêu cực của tình trạng không đạt tới điều đó. Những người không có năng lực tâm lý căn bản này thường xuyên phải đấu tranh chống lại những tình cảm nặng nề. Những ai có năng lực đó thì chịu được một cách vô cùng tốt những thất bại và những sự trái ý mà cuộc đời dành cho mình.
3. Tự thúc đẩy
Chúng ta sẽ thấy cần phải hướng dẫn các xúc cảm của mình để tập trung chú ý, tự kiềm chế và tự thúc đẩy. Sự kiểm soát các xúc cảm của mình - tức là có thể trì hoãn sự thoả mãn những ham muốn của mình và đè nén những xung lực - là cơ sở của mọi sự hoàn thiện. Chúng ta sẽ thấy rằng năng lực tự đặt mình vào trạng thái "uyển chuyển" tâm lý cho phép làm những điều xuất sắc. Những người có năng lực này nói chung là hết sức có hiệu quả trong mọi lĩnh vực mình đang làm.
4. Nhận biết các xúc cảm của người khác
Sự đồng cảm, một năng lực khác dựa vào ý thức về bản thân là yếu tố căn bản của trí tuệ quan hệ cá nhân. Những người đồng cảm tiếp nhận nhạy cảm nhất những tín hiệu chỉ ra những nhu cầu và mong muốn của người khác. Những người đó có năng khiếu về dạy học, mua bán, quản lý và những nghề lấy lợi ích người khác làm đầu.
5. Sự Làm chủ những liên hệ con người
Biết giữ những liên hệ tốt với người khác, đó là biết được phàn lớn việc điều khiển các cảm xúc của mình. Những người biết làm cho mình được lòng mọi người, biết lãnh đạo và hướng dẫn một cách có hiệu quả những liên hệ của mình với người khác đều có sự làm chủ này ở mức cao nhất. Họ thành công trong mọi công việc dựa vào những quan hệ hoà hợp.
Tất nhiên, những năng lực này có khác nhau từ người này sang người khác. Chẳng hạn, một số người có thể chế ngự sự lo lắng của mình, nhưng không biết làm dịu những sự lo lắng của một người khác. Nhiều yếu tố nơ ron chắc chắn là nguồn gốc của những sự khác nhau ấy, nhưng như chúng ta sẽ thấy, bộ não có một sự co giãn rất lớn và nó thường xuyên học hỏi. Có thể bù đắp những khuyết điểm này; ở một mức độ nào đó, mỗi năng lực ấy bao hàm một tập hợp những thói quen và những phản ứng mà người ta có thể thay đổi cho tốt hơn, miễn là chịu khó làm như vậy.
TẦM QUAN TRỌNG:
Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient - EQ). Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lý trí, mà đại diện là trí thông minh, không có ở dạng thuần túy mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa.
EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lý học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.
(Nguồn : Trí tuệ cảm xúc - Daniel Goleman)
Nhưng trí tuệ cá nhân không thể bị bỏ qua, vì nó đông thời tham dự vào trực giác và lương tri. Chẳng hạn, khi nhà tâm lý học Robert Sternberg yêu cầu những đối tượng của mình mô tả được "người có trí tuệ" thì một trong những nét thường được kể tới nhiều nhất là năng lực làm chủ trên thực tế đối với những liên hệ con người. Một cuộc khảo sát có hệ thống hơn đã đưa ông tới cùng một kết luận với Thorndike, tức là trí tuệ xã hội vừa là nét riêng biệt của những năng lực ở nhà trường , vừa là cái căn bản trong đời sống hàng ngày. Trong những hình thức trí tuệ thực sự cần thiết, chẳng hạn, trong đời sống nghề nghiệp, có thể kể ra hình thức tế nhị cho phép một ông chủ tốt hiểu được điều người ta không nói ra.
Từ mấy năm nay, ngày càng có nhiều nhà tâm lý học cho rằng IQ chỉ là một vùng hẹp của những năng lực ngôn ngữ và toán học, vè nếu những kết quả tốt trong những trắc nghiệm về trí tuệ cho phép tiên đoán một thành công ở nhà trường, thì những kết quả này ngày càng ít quan trọng, khi những con đường của cuộc đời rời khỏi lĩnh vực hạn chế ấy. Những nhà tâm lý ấy, trong đó có Sternberg và Salovey, tán thành một quan niệm rộng hơn về trí tuệ, và họ cố đưa ra công thức của nó theo những gì là cần thiết để thành công trong cuộc đời. Đường hướng nghiên cứu này lại làm sáng tỏ một lần nữa vai trò hàng đầu của trí tuệ "cá nhân" hay xúc cảm.
Salovey tập hợp những hình thức trí tuệ cá nhân do Gardner đề xướng vào một định nghĩa cơ sở về trí tuệ cảm xúc, mà ông phân thành năm lĩnh vực chính.
Ý thức về bản thân - tức là có thể nhận biết các xúc cảm của mình - là cơ sở của trí tuệ cảm xúc. Nhưng chúng ta sẽ thấy ở sau, năng lực này có ý nghĩa căn bản đối với sự hiểu biết bản thân và trực giác tâm lý. Kẻ nào bị mù về những gì mình cảm nhận được sẽ bị phó mặc cho những tình cảm của mình. Trái lại, những người có thể sống tốt hơn cuộc đời của mình thì thấy rõ được hơn những hậu quả sâu kín của các quyết định của mình, dù đó là chọn người bạn đời hay một nghề.
2. Làm chủ các xúc cảm của mình
Năng lực làm cho những tình cảm của mình thích nghi với mỗi hoàn cảnh phụ thuộc vào ý thức về bản thân. Ở phần sau, chúng ta sẽ thấy người ta tự trấn an tinh thần của mình, thoát khỏi sự chi phối của lo âu, buồn rầu và giận dữ của mình như thế nào, cũng như thấy được hậu quả tiêu cực của tình trạng không đạt tới điều đó. Những người không có năng lực tâm lý căn bản này thường xuyên phải đấu tranh chống lại những tình cảm nặng nề. Những ai có năng lực đó thì chịu được một cách vô cùng tốt những thất bại và những sự trái ý mà cuộc đời dành cho mình.
3. Tự thúc đẩy
Chúng ta sẽ thấy cần phải hướng dẫn các xúc cảm của mình để tập trung chú ý, tự kiềm chế và tự thúc đẩy. Sự kiểm soát các xúc cảm của mình - tức là có thể trì hoãn sự thoả mãn những ham muốn của mình và đè nén những xung lực - là cơ sở của mọi sự hoàn thiện. Chúng ta sẽ thấy rằng năng lực tự đặt mình vào trạng thái "uyển chuyển" tâm lý cho phép làm những điều xuất sắc. Những người có năng lực này nói chung là hết sức có hiệu quả trong mọi lĩnh vực mình đang làm.
4. Nhận biết các xúc cảm của người khác
Sự đồng cảm, một năng lực khác dựa vào ý thức về bản thân là yếu tố căn bản của trí tuệ quan hệ cá nhân. Những người đồng cảm tiếp nhận nhạy cảm nhất những tín hiệu chỉ ra những nhu cầu và mong muốn của người khác. Những người đó có năng khiếu về dạy học, mua bán, quản lý và những nghề lấy lợi ích người khác làm đầu.
5. Sự Làm chủ những liên hệ con người
Biết giữ những liên hệ tốt với người khác, đó là biết được phàn lớn việc điều khiển các cảm xúc của mình. Những người biết làm cho mình được lòng mọi người, biết lãnh đạo và hướng dẫn một cách có hiệu quả những liên hệ của mình với người khác đều có sự làm chủ này ở mức cao nhất. Họ thành công trong mọi công việc dựa vào những quan hệ hoà hợp.
Tất nhiên, những năng lực này có khác nhau từ người này sang người khác. Chẳng hạn, một số người có thể chế ngự sự lo lắng của mình, nhưng không biết làm dịu những sự lo lắng của một người khác. Nhiều yếu tố nơ ron chắc chắn là nguồn gốc của những sự khác nhau ấy, nhưng như chúng ta sẽ thấy, bộ não có một sự co giãn rất lớn và nó thường xuyên học hỏi. Có thể bù đắp những khuyết điểm này; ở một mức độ nào đó, mỗi năng lực ấy bao hàm một tập hợp những thói quen và những phản ứng mà người ta có thể thay đổi cho tốt hơn, miễn là chịu khó làm như vậy.
TẦM QUAN TRỌNG:
Càng ngày, người ta càng cho rằng EQ quan trọng hơn IQ, như người ta thường nói "với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn". Những người thành đạt không phải là người có IQ cao nhất mà có EQ cao nhất. Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra thuật ngữ Trí thông minh cảm xúc (Emotional Intelligence, hoặc Emotional Quotient - EQ). Thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. Bằng phân tích cấu tạo của bộ não và các xung thần kinh, người ta đã chứng minh được lý trí, mà đại diện là trí thông minh, không có ở dạng thuần túy mà được nuôi dưỡng bởi cảm xúc, và chính phần neocortex (phụ trách suy luận trên não) là nhạc trưởng, nó chỉ đạo, phối hợp, kiểm soát các cảm xúc đột ngột và gán cho chúng một ý nghĩa.
EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những "thiên tài đơn độc" (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng). Sau đó, nhà tâm lý học Daniel Goleman xác định cụ thể và có hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên Emotional Intelligence.
EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.
Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.
(Nguồn : Trí tuệ cảm xúc - Daniel Goleman)
0 nhận xét