I. Lịch sử hình thành và khái niệm:



Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của intelligence quotient trong tiếng Anh), là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra trong cuốn sách Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19.
Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. Binet nhận thấy rằng có mối liên hệ giữa khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ông. Sau đó không lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Standford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet; nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ, bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất.

Ban đầu IQ được tính là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi thực tế nhân với 100, tuy nhiên cách tích này nhanh chóng bộc lộ những khuyết điểm nên được phát triển thành các cách tính phổ biến theo độ lệch chuẩn 15, 16, 24.

Chỉ số IQ thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc, trong Xã hội, những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng.

Trong thế kỉ 20, chỉ số IQ trung bình của con người tăng lên một cách rất chậm: đó được gọi là hiệu ứng Flynn. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đổi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người. Trung bình chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm. Tuy nhiên vẫn có một ít người trải qua những sự thay đổi rất lớn. Ví dụ như trong một số tài liệu, một số chứng bệnh ảnh hưởng học tập có thể ảnh hưởng gây giảm chỉ số IQ rất lớn (Shaywitz, 1995).

II. IQ những đặc điểm chính và cách quy đổi


IQ là một chỉ số có tính tương đối:

Người ta thấy rằng chỉ số IQ thay đổi rất lớn khi đang trong thời kỳ thiếu niên (dưới 16 tuổi) và chỉ số IQ được đo ở thời kỳ này có tính tin cậy không cao. Chỉ số này dần ổn định khi qua 16 tuổi, tại độ tuổi từ 16-20 IQ vẫn tiếp tục có xu hướng biến động dù không nhiều. Một người thường đạt được chỉ số IQ cao nhất vào độ tuổi 20-30 và sau đó chỉ số này thường có xu hướng giảm dần.
Tại mỗi cách kiểm tra, IQ của một người lại có giá trị khác nhau đôi khi khoảng cách là đáng kể.

Hiện nay trên thế giới tồn tại ba loại trắc nghiệm IQ chính:
  • Một là: các bài trắc nghiệm IQ một cách tổng quát bao gồm cả kiến thức, trí nhớ, ngôn ngữ, tính toán về số học, không gian. Những bài trắc nghiệm nổi tiếng là Wechsler Adult Intelligence Scale -WAIS, Standford-Binet V.
  • Hai là: các bài trắc nghiệm công bằng giữa các nền văn hóa Culture Fair IQ test, giúp cho việc xác định và nghiên cứu giữa các cá nhân và cộng đồng ở các nước, nền văn hóa, ngôn ngữ khác nhau được công bằng và chính xác nhất. Thông thường những bài trắc nghiệm này chỉ có một hoặc cả hai phần là không gian, tính toán số học. Các bài trắc nghiệm nổi tiếng gồm có Cattell Culture Fair III, Raven's Progressive Matrices
  • Ba là: các bài trắc nghiệm nhằm mục đích xác định chỉ số IQ của những người có chỉ số này cao High range IQ test.Thông thường các bài trắc nghiệm này dùng cho những người có IQ cao trên 130 với SD15 , 132 với chuẩn SD16 và 148 với chuẩn SD24. Các bài trắc nghiệm nổi tiếng gồm có Mega test, Titan test.. (Chỉ được công nhận trước năm 2003) của Ron Hoeflin, Logima Strictica 36 và Logicaus Strictimanus 24 của Robert Lato, Strict Logic Sequences Examination - Form I của Jonathan Wai các bài trắc nghiệm của Paul Cooijmans, Xavier Jouve, Stanislav Hatala ...
Ngoài những bài trắc nghiệm nổi tiếng và có độ tin cậy cao trên, những bài trắc nghiệm IQ khác được gọi là tốt nếu nó được:
  • Tạo ra từ nhà tâm lý học có chuyên ngành khởi tạo các bài trắc nghiệm.
  • Nhà tâm lý học phải có IQ đủ cao. Điều này thực sự rất quan trọng, vì thông thường mỗi câu hỏi đều phải có độ chặt chẽ, tính chính xác, độ khó theo từng nấc và đáp án phải là câu trả lời hợp lý nhất. IQ của các nhà khởi tạo các bài test nổi tiếng như Lewis Terman là 180 chuẩn SD16, Ron Hoeflin là trên 175 SD15, Paul Cooijmans 170 SD15, Xavier Jouve 180 SD16, Jonathan Wai 180 SD16.
  • Được kiểm tra và thử nghiệm trên một số lượng đủ lớn những người tham gia từ đó xây dựng nên bảng quy đổi chỉ số.
  • Được so sánh với các bài trắc nghiệm khác và có tính toán cụ thể về mức độ liên hệ với các bài trắc nghiệm này.

Hiện nay hầu hết các bài trắc nghiệm IQ đều quy đổi về ba chuẩn chính là SD15, SD16 và SD24:

Chuẩn SD15 đổi sang chuẩn SD16 theo công thức:
IQSD16 = 100 + (IQSD15-100)*16/15
Chuẩn SD16 đổi sang chuẩn SD24 theo công thức:
IQSD24 = 100 + (IQSD16-100)*24/16

Ví dụ: Một người có IQ 115 của bài WAIS (Chuẩn của WAIS là SD15) sẽ tương đương với 116 bài Standford-Binet V (SD16) và tương đương với mức 124 của bài Cattell Culture Fair III(SD24).

III. Di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh

1.Di truyền

Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là một đề tài nghiên cứu từ rất lâu. Khả năng thừa kế của một gene lên thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Ta có thể hiểu một cách khác là hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gene. Nghiên cứu ở những cặp sinh đôi và những gia đình có nhận con nuôi là những nơi thường được nghiên cứu nhiều nhất. Cho đến gần đây hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số trẻ trong nghiên cứu có gene đã biến dị. Phần còn lại được giải thích rằng do tính toán sai hay do yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông minh một phần là do thừa kế từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lến đến 0,8. Hiệp hội tâm lý học Hoa Kì vào năm 1995 trong công trình "Intelligence: Knowns and Unknowns" (Trí thông minh: những điều đã biết và chưa biết) kết luận rằng hệ số di truyền là "khoảng 0,75".

2.Môi trường

Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong nhiệm vụ xác định trí thông minh trong một số trường hợp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong lúc nhỏ được cho là rất quan trọng; sự dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé. Trong xã hội đã phát triển, môi trường trong gia đình có thể tạo ra 25% sự khác biệt. Tuy nhiên, khi lớn lên, điều này hầu như biến mất. Do đó, trong một xã hội đang phát triển càng hiện đại hơn, trí thông minh của con người càng di truyền.

Theo như một số nguồn khác, đối với hầu hết những tính cách khác nhau, trái ngược với những điều được mong đợi, những ảnh hưởng từ môi trường lên những trẻ em được nhận nuôi khác hẳn so với những trẻ em được nuôi bởi chính cha mẹ của chúng. Nói một cách khác, người ta thấy con nuôi có hệ số di truyền trí thông minh vào khoảng 0,32. Tuy vậy, những ảnh hưởng trên hoàn toàn bị xóa bỏ khi đến tuổi trưởng thành.

Những ảnh hưởng của môi trường lên gene cũng được nghiên cứu. Điều này cũng được coi là một yếu tố môi trường, nhưng thay vì xác phụ thuộc của IQ vào gene, người ta nghiên cứu sự phụ thuộc giữa gene vào môi trường. Một trong số những nghiên cứu trên cho rằng 40% sự khác nhau trong một gia đình là do sự biến dị của gene.

IV. Phát triển

Có nhiều người tin rằng sự ảnh hưởng của gene lên chỉ số IQ càng ngày càng kém quan trọng trong cuộc sống khi con người già đi và học hỏi thêm càng nhiều kinh nghiệm. Thật ngạc nhiên là điều ngược lại lại xảy ra. Đối với trẻ em, hệ số di truyền là 0,2 (20%), một thiếu niên là 0,4 và có thể lên đến 0.8 đối với người lớn.

Những ảnh hưởng của gia đình cũng có vẻ biến mất khi lớn lên. Những trẻ em nuôi sau khi lớn lên có hệ số di truyền hầu như không hề liên quan (gần 0), trong khi những anh chị em cùng cha mẹ thì con số đó là 0,6. Nghiên cứu về những cặp sinh đôi cùng trứng cho thấy con số đó sẽ được nâng lên đến 0,86.

V. IQ và sự liên quan đến giáo dục và thu nhập

Nghiên cứu của Tambs cùng những cộng sự (1989) cho thấy rằng bằng cấp đạt được, nghề nghiệp cũng như IQ là di truyền được; và hơn nữa cho thấy rằng gene ảnh hưởng rất lớn lên thành công trong học tập, khoảng 25% nghề nghiệp và gần 50% biến dị về gene lên IQ. Rowe cùng những cộng sự trong công trình nghiên cứu năm 1987 cho rằng sự không đồng đều trong thu nhập và giáo dục đến hầu hết từ gene, và các yếu tố môi trường chỉ có vai trò rất phụ. 

VI. Sự phát triển kinh tế và IQ


Một số cuốn sách gây tranh cãi của tác giả Dr. Richard Lynn, Professor Emeritus về tâm lý học tại Đại học Ulster, Bắc Ireland, và Dr. Tatu Vanhanen, Professor Emeritus về khoa học chính trị tại Đại học Tampere, Tampere, Phần Lan IQ and the Wealth of Nations (2002) (IQ và sự thịnh vượng của quốc gia) và IQ and Global Inequality (2006) cho rằng sự giàu có của một quốc gia một phần lớn có thể giải thích bằng cách nhìn vào chỉ số IQ trung bình của nước đó. Luận điểm trên đã và đang được ủng hộ nhưng cũng có nhiều chê bai. Thông tin đó đang được đặt câu hỏi để nghiên cứu thêm.

VII. Sức khỏe và IQ

Một người có trí thông minh cao thường ít bị bệnh tật nặng hơn và sống lâu hơn. Điều đó có thể là bởi vì họ có khả năng né tránh những chấn thương tốt hơn và chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn và mặt khác, họ thường có đời sống kinh tế khá giả hơn. Nó cũng giúp chống lại trầm cảm, tuyệt vọng.

Nghiên cứu ở Scotland cho thấy những người có IQ thấp hơn trung bình 15 điểm có cơ hội mừng sinh nhật thứ 76 của mình thấp hơn 1/5 so với trung bình. Những người có IQ nhỏ hơn 30 điểm thì tỉ lệ đó giảm 37%. 

VIII. IQ và bộ não

Những nghiên cứu hiện đại sử dụng kĩ thuật MRI cho thấy kích cỡ bộ não có liên quan đến IQ với một hệ số là khoảng 0,4. Một nghiên cứu trên những cặp sinh đôi do Thompson cùng những cộng sự xuất bản vào năm 2001 cho thấy rằng chất xám có liên quan đến hệ số g và cũng có hệ số di truyền rất cao (một nghiên cứu gần đây cho thấy con số đó là 0,85).

Những vùng não tương ứng với IQ:

Nhiền nguồn thông tin khác nhau cùng đồng ý ở một điểm là não trước đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành những "dòng suy nghĩ". Những bệnh nhân có những vấn đề về não trước có kết quả IQ và chất trắng cũng đã được cho là có liên quan mật thiết với trí thông minh tổng quát. Tuy nhiên, những hình chụp mới về bộ não cho thấy điều đó chỉ giới hạn ở vùng hai bên vỏ não trước. Ducan và các đồng sự khi sử dụng phương pháp chụp PET thì xác định phần não dùng để giải quyết các vấn đề liên quan rất lớn đến trí thông minh nằm ở vùng hai bên vỏ não trước. Gần đây hơn, Gray và các cộng sự (2003) đã dùng phương pháp fMRI để chứng minh ở những người có trí thông minh cao thì vùng này có thêm khả năng chống lại những sự mất tập trung. Gray và Thompson (2004) có một bài viết về điều này. 

Cấu trúc bộ não và IQ

Một nghiên cứu bao gồm 307 trẻ em từ 6 đến 19 tuổi bằng cách đo kích cỡ từng phần của bộ não bằng phương pháp MRI và đo các khả năng từ vựng và suy luận đã được thực hiện (Shaw, 2006). Nghiên cứu cho thấy có một sự liên quan nào đó giữa IQ và cấu trúc của vỏ não – những người có trí thông minh cao thường có vỏ não mỏng khi nhỏ và dày dần thêm khi lớn lên.

ST.

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap