- Lúc: 14:16
Khả năng biết dựa vào EQ kết hợp với sự nhạy bén trong nhận thức những cái mới nảy sinh trong xã hội để chủ động điều tiết cách ứng xử của mình trong cộng đồng được các nhà tâm lý học phát triển thành một khái niệm gọi là Thông minh xã hội (Social Intelligence, xác định bằng chỉ số thông minh xã hội Social Quotient SQ).
Dựa trên kết quả từ các cuộc nghiên cứu và quan sát thực tế của chính mình, Goleman cho rằng chìa khóa của vấn đề là trí tuệ xã hội. Tất nhiên, đây mới chỉ là một hướng giải quyết mà ông gợi ra cho các nhà khoa học. Cái Daniel Goleman chạm đến mới chỉ là lớp vỏ hiện tượng và ông đi xa hơn một chút là phân tích, giải mã cho các thực trạng này.
Khái niệm này do Edgar Doll đưa ra từ năm 1937, với mục đích xác định mức độ hòa nhập vào một tập thể rộng lớn thông qua khả năng đánh giá đúng người, đúng việc, sự khôn khéo, cách xử lý có hiệu quả một cá nhân trước mỗi hiện tượng, sự kiện, mỗi tình huống cụ thể… Đa số câu hỏi trắc nghiệm chỉ số SQ dựa vào tính đối cực do Hans Eysenek đưa ra trên cơ sở các dữ liệu lâm sàng và thống kê. SQ được xem như chiếc chìa khóa để thành công trong cuộc đời, và nếu như các chỉ số khác đều cao, cá nhân đó chắc chắn sẽ là một người thành đạt trong xã hội.
Những phát hiện khoa học mới nhất đã cho thấy trí thông minh của con người là đa dạng và không thể chỉ đánh giá bằng chỉ số IQ. Trong cuốn sách cùng tên, tác giả Daniel Goleman đã đưa ra cho chúng ta khái niệm “trí tuệ xã hội” hay là một dạng chỉ số thông minh mới.
Năm 1995, Emotional Intelligence (Trí tuệ xúc cảm) của Daniel Goleman ra đời. Với 5 triệu bản được bán trên toàn thế giới, cuốn sách nhanh chóng trở thành hiện tượng. Cũng từ đó, bên cạnh chỉ số IQ, người ta còn biết đến thêm một chỉ số quan trọng khác: EQ – Emotional Quotient (Chỉ số xúc cảm); và Goleman chính là người có công đưa thuật ngữ này trở thành một phổ ngữ.
Khai thác sâu hơn từ đề tài khoa học thú vị này, năm 2006, Daniel tiếp tục cho ra đời cuốn sách Social Intelligence (Trí tuệ xã hội), mở ra hướng nghiên cứu về mối quan hệ của con người – một đề tài lý thú và vẫn còn nhiều bí ẩn với giới khoa học.
Nếu trong Trí tuệ xúc cảm, Goleman nghiên cứu năng lực của con người dưới góc độ từng cá nhân đơn lẻ, tập trung vào thế giới nội tâm của một cá thể duy nhất, thì ở Trí tuệ xã hội, hướng tiếp cận của ông đã vươn ra rộng hơn khi khai thác tâm lý của hai hay nhiều cá nhân trong hoạt động giao tiếp.
Trí tuệ xã hội: Khoa học không có điểm dừng
Ngay từ chương đầu tiên của cuốn sách, Daniel Goleman đã khẳng định: “Tôi muốn vén tấm màn che phủ sự xuất hiện của một môn khoa học mới – môn khoa học sẽ tiết lộ gần như mỗi ngày những kiến thức đáng ngạc nhiên về thế giới giữa các cá nhân con người”.
Ngay từ chương đầu tiên của cuốn sách, Daniel Goleman đã khẳng định: “Tôi muốn vén tấm màn che phủ sự xuất hiện của một môn khoa học mới – môn khoa học sẽ tiết lộ gần như mỗi ngày những kiến thức đáng ngạc nhiên về thế giới giữa các cá nhân con người”.
Và đó là thần kinh học xã hội – môn khoa học về mối quan hệ của con người với con người.
Bằng cách dẫn giải và phân tích thí nghiệm của những nhà khoa học nổi tiếng như Paul Ekman, Robert Rosenthal, Carl Marci, Frans de Waal, Jonathan Cohen, v.v…, Daniel Goleman từng bước đưa người đọc khám phá sự liên quan giữa các mối quan hệ và hoạt động tâm sinh lý ở con người. Khi các cá nhân tương tác, cảm xúc của họ nảy nở liên tục, tạo thành những đợt ảnh hưởng sâu rộng.
Những kiến thức về quan hệ xã hội, những điều ẩn sau hành vi của con người lần lượt hiện ra qua từng trang viết của Daniel Goleman.
Mất kết nối xã hội – nguyên nhân của xung đột xã hội
• Một giáo viên mẫu giáo ở bang Texas yêu cầu bé gái sáu tuổi cất đồ chơi đi và bé gái đó đột nhiên nổi giận. Em la hét và đá liên tục vào ghế. Cơn giận dữ của bé gái này đánh dấu sự phát triển của thực trạng mới: các em nhỏ có biểu hiện ngông cuồng và hành động man dại.
• Một giáo viên mẫu giáo ở bang Texas yêu cầu bé gái sáu tuổi cất đồ chơi đi và bé gái đó đột nhiên nổi giận. Em la hét và đá liên tục vào ghế. Cơn giận dữ của bé gái này đánh dấu sự phát triển của thực trạng mới: các em nhỏ có biểu hiện ngông cuồng và hành động man dại.
• Tại một thành phố của Đức, trong một vụ va chạm, người lái xe mô tô bị văng xuống đường. Anh ta nằm bất động trên vỉa hè. Những khách bộ hành cứ đi, những người lái xe cứ thế nhìn chằm chằm vào anh ta khi đợi đèn xanh mà không một ai dừng lại giúp. Một bác sĩ làm việc ở phòng cấp cứu đã nhận xét sau sự việc này: “Khi nhìn thấy người khác gặp nguy hiểm, mọi người vẫn bước đi. Dường như họ không quan tâm tới những gì đang diễn ra xung quanh”.
• Rosie Garcia làm ở một tiệm bánh nổi tiếng của thành phố New York. Liên tục tiếp xúc với khách hàng, Rosie phát hiện ra một điều: ngày càng có nhiều khách hàng không tập trung khi mua hàng. Cô thường phải nhắc lại câu hỏi nhiều lần và hét thật to mới kéo được họ ra khỏi những điệu nhạc đang phát ra từ hai chiếc tai phone rất nhỏ của máy nghe nhạc Ipod. Thiết bị hiện đại bậc nhất đã tách các khách hàng hoàn toàn ra khỏi thế giới xung quanh và chìm vào cái vỏ riêng mình ta.
Trên đây là ba câu chuyện được Daniel Goleman kể lại trong Trí tuệ xã hội. Mỗi câu chuyện phản ánh một dạng khác nhau của xung đột xã hội, nhưng tựu chung lại, tất cả đều bắt nguồn từ sự mất kết nối giữa các cá nhân. Sự xâm nhập và phát triển như vũ bão của công nghệ không chỉ mang đến một cuộc sống tiện nghi hơn, mà ở một góc khuất nào đó, nó lại đẩy các cá nhân vào tình trạng tự cô lập, sống bàng quan và vô trách nhiệm.
Ở mức biểu hiện thấp nhất, nó chỉ là những va chạm nhỏ trong cuộc sống hàng ngày, nhưng khi lên đến đỉnh điểm, nó lại trở thành một vấn nạn, có nguy cơ phá hủy những hệ thống tín điều xã hội đã tồn tại từ lâu đời nếu không được quan tâm và đánh giá đúng mức.
SQ (Trí tuệ xã hội) – chìa khóa giải quyết xung đột xã hội?
SQ (Trí tuệ xã hội) – chìa khóa giải quyết xung đột xã hội?
Dựa trên kết quả từ các cuộc nghiên cứu và quan sát thực tế của chính mình, Goleman cho rằng chìa khóa của vấn đề là trí tuệ xã hội. Tất nhiên, đây mới chỉ là một hướng giải quyết mà ông gợi ra cho các nhà khoa học. Cái Daniel Goleman chạm đến mới chỉ là lớp vỏ hiện tượng và ông đi xa hơn một chút là phân tích, giải mã cho các thực trạng này.
Ở đâu đó, ông đã nhận thấy, sự căng thẳng giữa lính Mỹ và những người dân bị chiếm đóng có thể dịu lại nhờ những bước đi xã hội nhanh và chính xác của viên tướng chỉ huy.
Ở đâu đó, ông đã phát hiện ra, những va chạm nhỏ trong cuộc sống hàng ngày có thể được giải quyết bằng thái độ mềm dẻo nhưng cứng rắn…
… Nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở đó.
Từ lâu, vấn đề giải quyết xung đột đã thu hút được sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới. Rất nhiều thử nghiệm đã được thực hiện. Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành. Nhưng đáp án cuối cùng cho vấn đề xung đột xã hội dường như vẫn là một ẩn số.
Trí tuệ xã hội của Daniel Goleman đã thu hút sự quan tâm của mọi người vào một lĩnh vực khoa học mới mẻ – khoa học thần kinh xã hội và mở ra thêm một hướng tiếp cận cho các nhà khoa học trên hành trình không có điểm dừng.
(Cheese Group - Sưu tầm từ tuanvietnam.net)
0 nhận xét