- Lúc: 22:02
Mặc dù thích ăn mặc trang nhã nhưng ít khi tôi quan tâm đến cách phục sức và áo quần kẻ khác.
Thế nhưng trong dạ hội tại nhà một người bạn ở Milano tôi đã gặp một người đàn ông, khoảng 40 tuổi, đẹp lộng lẫy trong bộ quần áo rất thời trang. Tôi chưa biết ông ấy là ai vì gặp mặt lần đầu ; và điều thường xảy ra là rất khó nhớ tên người lạ mặt trong khi giới thiệu. Tuy thế cũng có lúc chúng tôi tình cờ ngồi gần nhau rồi bắt đầu câu chuyện. Ông ta là một người hiểu biết, ăn nói bặt thiệp nhưng trên mặt sao có vẻ buồn buồn. Rồi có lẽ trong một lúc thân mật quá đáng- Phải chi Chuá đã cản ngăn - tôi đã khen lối cắt may tuyệt xảo về bộ đồ ông ta đang mặc và còn dám hỏi thêm ai là thợ may của ông ta.
Gã đàn ông nở một nụ cười rất lạ ; dường như gã đang chờ tôi hỏi câu hỏi đó :" Không ai biết lão đâu, nhưng lão ta đáng là một bậc thầy. Lão rất kén khách và làm việc rất tuỳ tiện". "Nghĩa là tôi ...?" "Ối dào, ông cứ hỏi thử xem .Tên lão ta là Corticella, Alfonso Corticella, nhà ở phố Ferrara số 17". "Chắc đắt tiền lắm phải không ?". "Có lẽ vậy, nhưng thật tình thì tôi không biết : Bộ đồ này lão ấy may cho tôi đã ba năm nhưng đến nay vẫn chưa gởi phiếu tính tiền". "Tên ông ta là Corticella ? phố Ferrara số 17 phải không ?" "Ðúng đấy" gã đàn ông lạ mặt trả lời rồi bỏ đi nhập bọn với một nhóm khác.
Ở phố Ferrara số 17 tôi thấy một căn nhà bình thường như những căn nhà khác và chỗ ở của Alfonso Corticella không khác gì chỗ ở của những người thợ may bình thường. Chính ông ta bước ra mở cửa cho tôi. Ðó là một lão già, tóc hãy còn đen nhưng chắc là được nhuộm.
Tôi hơi bất ngờ vì lão ta không hề làm khó dễ. Ngược lại, hình như lão ta đang phấp phổng muốn tôi trở thành một khách hàng.Tôi giải thích đã biết được địa chỉ của lão ta như thế nào, ngợi khen tài may cắt rồi yêu cầu may cho tôi một bộ đồ. Chúng tôi chọn một xấp vải màu xám tro, lão ta lấy số đo và bảo rằng sẽ cho người mang đến nhà để thử. Tôi có hỏi giá, nhưng lão bảo là không vội gì, trước sau gì mình cũng sẽ thỏa thuận. Thật là một người dễ thương, ban đầu tôi nghĩ thế, nhưng lúc sau, trên đường trở về nhà, tôi mới nhận ra rằng lão già ấy đã để lại trong tôi một nỗi bức rứt lạ lùng (có lẽ vì nụ cười nhơm nhớp và quái dị của lão). Ðột nhiên tôi không còn ý định gặp lại lão ta. Nhưng đã quá trễ, tôi đã đặt may quần áo.Và chừng hai mươi ngày nữa thì xong.
Khi người ta mang đồ đến thử, tôi đứng ngắm mình vài phút trước gương. Ðúng là một kiệt tác. Nhưng không hiểu vì sao tôi không muốn mặc nó nữa; có lẽ vì chợt nhớ đến lão thợ may quái đản. Thế rồi nhiều tuần lễ trôi qua trước khi tôi chọn mặc.
Tôi còn nhớ cái ngày hôm ấy. Ðó là một sáng thứ ba, vào tháng tư và trời đang đổ cơn mưa . Khi mặc xong bộ đồ - áo vest, quần và gillet - tôi vui mừng nhận ra là không có chỗ nào chật hay căng cứng như vẫn thường xảy ra với những quần áo mới. Bộ đồ ôm chẽn lấy người tôi một cách tuyệt vời.
Thường thường thì tôi không bỏ gì cả vào túi phải, tất cả các giấy tờ tôi đều cho vào túi bên trái. Tôi nói thế để giải thích vì sao sau vài giờ ở sở, tình cờ thọc tay vào túi phải, tôi chợt nhận ra bên trong có một tấm giấy. Có lẽ đó là phiếu tính tiền của lão thợ may ?
Nhưng không. Ðó là tấm giấy bạc 10 nghìn lia *[1]
Tôi giật nẩy người. Chắc chắn không phải tôi bỏ vào nhưng cũng thật vô lý nếu nghĩ đó là trò đuà của lão thợ may. Chẳng lẽ lại là món quà của bà làm phòng , người duy nhất sau lão Corticella có cơ hội đến gần chiếc áo ? Hay là bạc giả ? Tôi đưa ra ánh sáng để nhìn cho kỹ và đối chiếu với nhưng tờ bạc khác .Ðúng là bạc thật và không còn gì để nghi ngờ .
Chỉ còn một cách giải thích có thể tin được : sự sơ ý của lão Corticella. Một người khách nào đó đến trả tiền lúc lão ta không có sẵn bóp, để tránh cất bừa lão đã tạm cho vào túi áo của tôi đang móc vào một hình nhân gỗ nằm gần đó. Trường hợp tương tự như vậy vẫn thường xảy ra luôn.
Tôi nhấn chuông gọi cô thư ký với ý định nhờ viết một bức thư cho lão Corticella để trả lại số tiền không phải của tôi. Nhưng không hiểu sao, tôi lại cho tay vào túi áo một lần nữa.
- Thưa ông cần chuyện gì ?... Ông không được khỏe à ? Cô thư ký vừa bước vào vừa hỏi, chắc cũng vừa nhìn thấy khuôn mặt tôi tái lên như của một xác chết. Trong túi áo, những ngón tay của tôi vừa đụng phải cạnh của một tấm giấy khác, trước đó mấy phút chưa hề có .
- Không, cũng chẳng có gì nghiêm trọng. Tôi nói . Tôi hơi chóng mặt một tí nhưng
dạo này vẫn hay xảy ra luôn. Có lẽ do quá mỏi mệt. Cô có thể ra ngoài, tôi định đọc cho cô đánh máy một bức thư nhưng không gấp lắm, để khi khác làm cũng được.
Cho đến khi cô gái bước hẳn ra khỏi phòng tôi mới dám rút tấm giấy từ túi áo ra. Ðó cũng là một tấm giấy bạc 10 nghìn lia. Tôi làm thử một lần thứ ba nữa, và lần này tờ bạc thứ ba lại xuất hiện.
Trống ngực tôi đánh liên hồi. Tôi có cảm tưởng là mình đang bị lôi cuốn, vì những lý do bí ẩn, vào một chuyện cổ tích mà người ta vẫn kể cho con nít nhưng chả ai tin là có thật. Viện cớ là không được khoẻ, tôi bỏ sở trở về nhà. Tôi cần suy nghĩ một mình. May thay bà lão làm phòng cũng đã đi rồi. Tôi đóng cửa, hạ màn sáo xuống . Rồi bắt đầu nhanh nhẹn rút những tấm giấy bạc, tấm này đến tấm khác, từ chiếc túi thần kỳ tưởng chừng như bất tận.
Tôi làm công việc đó với một sự căng thẳng thần kinh ghê gớm, phập phồng lo là đến một lúc nào đó phép lạ sẽ ngừng hiệu nghiệm.Tôi muốn làm đến chiều, suốt buổi tối cho đến khi tích trử thành bạc tỉ. Nhưng sức của tôi có hạn và đến một lúc cũng yếu dần.
Trước mặt tôi là một đống bạc cao ngất. Ðiều quan trọng là làm sao cất giấu để không ai có thể nghi ngờ.Tôi đổ cái rương đựng thảm và sắp xếp những tờ giấy bạc thành từng đống nhỏ, vừa đặt vào đáy rương vừa đếm nhẩm. Tất cả vừa đúng 58 triệu lia.
Sáng hôm sau bà lão làm phòng đánh thức tôi dậy, ngạc nhiên thấy tôi ngủ mà vẫn còn mặc nguyên quần áo. Tôi gượng cười giải thích là tối qua đã hơi quá chén rồi cơn buồn ngủ kéo đến bất ngờ.
Một nỗi lo : bà lão yêu cầu tôi cởi áo để đem chải cho thẳng nếp.
Tôi vội đáp là đã đến giờ phải đi và không còn có thể thay đồ kịp nữa .
Sau đó tôi hối hả đến một tiệm bán y phục để mua một bộ đồ mới, cũng loại vải tương tự ; tôi sẽ đưa nó cho bà dọn phòng ; còn chiếc áo kia, chiếc áo mà chỉ trong vài ngày sẽ làm tôi trở thành một trong những người đầy quyền lực trên thế giới , tôi sẽ cất dấu vào một nơi an toàn nhất.
Tôi không hiểu là tôi đang sống trong một giấc mơ,có hạnh phúc không hay đang bị ngạt thở dưới sức nặng quá lớn của định mệnh. Ngoài đường phố, qua lớp áo choàng, tôi luôn luôn sờ soạng nơi có cái túi thần kỳ . Mỗi lần như thế tôi lại thở phào nhẹ nhõm. Dưới làn vải tiếng rào rạo của những tờ giấy bạc chạm nhau đã mang lại cho tôi câu trả lời đầy khích lệ.
Nhưng một sự trùng hợp ngẫu nhiên đã làm nguội lạnh niềm vui mê hoảng của tôi. Sáng hôm sau các nhật báo đều tường thuật đầy đủ chi tiết về vụ cướp xảy ra ngày hôm trước. Một chiếc xe tải bọc thép của ngân hàng, sau khi thu tiền ở các chi nhánh để mang về trụ sở đã bị bốn tên cướp tấn công và hốt trọn trên phố Palmanova. Khi mọi người đổ xô chạy đến, bọn chúng đã phải bắn để thoát thân ; và có một khách bộ hành bị chết. Nhưng điều làm tôi vô cùng kích động là số tiền bị cướp : 58 triệu lia (như số tiền của tôi ).
Lẽ nào có một mối liên quan về sự giàu có bất ngờ của tôi và số tiền do bọn cướp chiếm đoạt, vì hai việc đã xảy ra đồng thời ? Thật vô lý nếu có ai nghĩ thế . Còn tôi, tôi không phải là một kẻ mê tín. Nhưng sự việc cũng làm cho lòng tôi dao động. Và hoang mang.
Chuyện đời thì các bạn cũng thừa biết : càng có nhiều bao nhiêu, người ta càng ham muốn bấy nhiêu.Tôi đã giàu rồi, nếu xét đến thói quen khiêm tốn và gỉan dị của tôi. Nhưng caí bóng mờ của cuộc sống giàu sang không giới hạn cứ thôi thúc mãi. Ngay tối hôm ấy tôi lại bắt tay vào việc. Giờ thì tôi tiến hành một cách bình tĩnh và ít căng thẳng hơn. 135 triệu khác lại được cất chồng bên đống tiền hôm trước.
Ðêm hôm đó tôi không chợp mắt được. Linh tính đang báo hiệu một điều gì nguy hiểm ? Hay là nỗi dày vò lương tâm của kẻ nhận được may mắn mà không hề có một công lao xứng đáng nào? Hoặc một nỗi ân hận mơ hồ? Ngày hôm sau khi trời chưa kịp sáng tôi đã nhảy xuống giường, mặc quần áo và vội vã chạy ra ngoài để tìm mua tờ báo .
Vừa đọc xong tôi như bị ngộp. Một trận hoả hoạn ở kho xăng đã thiêu huỷ toàn bộ khu nhà trên phố San Cloro. Ngọn lửa đã lan ra và đốt cháy két sắt của một cơ quan bất động sản, biến ra tro số tiền 135 triệu. Trong lúc cứu chữa, hai nhân viên cứu hoả đã bị thiệt mạng.
Giờ tôi phải kê khai ra đây từng tội ác của tôi chăng ? Phải, bỡi vì lúc này tôi thừa biết là số tiền mà chiếc áo lạ kỳ đã cho tôi tìm thấy đã đến từ tội ác, từ máu, từ những tuyệt vọng, từ chết chóc ; nó đến từ địa ngục . Nhưng trong tôi vẫn còn ngự lại sự dối lừa của lý trí, đang chối từ mọi thú nhận về bất kỳ một trách nhiệm nào. Và cứ thế những cám dỗ cứ tiếp tục tái diễn - dễ quá mà - và cái bàn tay cứ thọc vào túi rồi những ngón tay tham lam cứ nắm chặt những tờ bạc mới. Tiền. Những đồng bạc tuyệt vời.
Không cần bỏ căn nhà cũ ( để tránh bị dòm ngó ) nhưng trong một thời gian ngắn tôi đã mua được một căn biệt thự, sắm nhiều bức tranh đắt giá, di chuyển bằng xe hơi sang trọng và bỏ việc làm ở sở vì lý do sức khoẻ ; tôi đi du lịch khắp nơi trên thế giới bên cạnh những người đàn bà trẻ đẹp.
Tôi vẫn biết cứ mỗi lần tôi rút tiền từ chiếc áo thì ở một nơi nào đó lại xảy ra một biến cố đau thương và bi thảm. Nhưng đó chỉ là một ý thức rất mơ hồ vì không có bằng chứng gì rõ rệt. Rồi dần dần sau những lần lấy thêm tiền, lương tâm tôi bắt đầu thoái hoá, trở nên đốn mạt. Còn lão thợ may ? Tôi đã gọi điện thoại cho lão ta để hỏi phiếu tính tiền nhưng chẳng có ai trả lời . Tôi có đi tìm lão ở phố Ferrara, nhưng người ta bảo lão đã di cư ra nước ngoài mà không ai biết chính xác là đâu. Tất cả những điều này dường như đều có ngụ ý chứng tỏ, dù tôi vẫn chưa hề hay biết, rằng tôi đã thoả hiệp với quỷ.
Cho đến một hôm, trong ngôi nhà mà tôi đã sống từ nhiều năm, một buổi sáng người ta tìm thấy một bà lão 60 tuổi chết ngạt vì gas ; Bà ta đã tự tử vì đánh mất 30 nghìn lia tiền hưu bỗng lãnh ra từ bữa trước ( và đã lọt vào tay tôi ).
Ðủ rồi. Ðủ rồi. Tôi phải huỷ bỏ chiếc áo quỷ quái này để khỏi phải rơi vào đáy vực. Tôi không thể nhượng lại cho ai vì trò chơi đốn mạt này sẽ tiếp diễn (Ai mà có thể cưỡng lại được sức cám dỗ của nó ? ). Cần phải huỷ nó thôi .
Tôi lái xe đến một thung lũng vắng vẻ trên dãy núi Alpe. Dừng xe trên một bãi cỏ tôi đi về hướng khu rừng. Không có ai đi theo. Vượt qua khu rừng tôi đến một vách núi lởm chởm đá. Nơi đây, giữa hai tảng đá khổng lồ nằm bên lòng núi, tôi đặt lên chiếc áo khốn nạn, chế xăng và châm lửa. Sau ít phút nó chỉ còn là một đống tro.
Nhưng khi tia lửa cuối cùng vừa đảo lên và sắp tắt, từ phía sau lưng tôi vang lên một giọng người như chỉ cách chừng vài ba thước: Trễ quá rồi, trễ quá rồi ! Hoảng hồn, tôi quay đầu như con rắn. Nhưng không có ai cả. Tôi chăm chú nhìn xung quanh, nhảy từ mõm đá này sang mỏm đá khác để tìm kẻ khốn nạn nào vừa lên tiếng. Nhưng chẳng thấy gì. Chỉ có đá và đá.
Dù vừa trải qua một trận đứng tim nhưng khi xuống thung lũng lòng tôi cũng nhẹ nhõm phần nào. Rốt cuộc tôi đã được tự do. Và giàu nữa, thật may .
khi đến bãi cỏ thì chiếc xe hơi của tôi không còn nữa. Và khi trở về thành phố thì cái biệt thự lộng lẫy của tôi cũng biến đi đâu mất ; thay vào đó là một mảnh đất hoang có mấy cọc gỗ dựng tấm bảng : Ðất để bán của thị xã. Rồi những trương mục ở ngân hàng, tôi cũng chả biết giải thích ra sao, đã hoàn toàn trống rỗng. Những bó cổ phần cất trong các hộc an toàn cũng biến đi đâu mất.Và bụi, chỉ toàn là bụi nằm trong đáy của chiếc rương đựng thảm .
Giờ thì tôi lại bắt đầu làm việc một cách khó khăn, tôi phấn đấu với nhiều cay đắng và điều lạ nhất là hình như chả mấy ai ngạc nhiên về sự phá sản đột ngột của tôi.
Nhưng tôi thừa hiểu rằng câu chuyện chiếc áo vẫn chưa chấm dứt. Tôi biết là một ngày nào đó chuông cửa sẽ reo, tôi sẽ ra mở cửa và trước mắt sẽ xuất hiện nụ cười quái đản của lão thợ may khốn nạn, đến để đòi thanh toán món nợ năm xưa.
Thế nhưng trong dạ hội tại nhà một người bạn ở Milano tôi đã gặp một người đàn ông, khoảng 40 tuổi, đẹp lộng lẫy trong bộ quần áo rất thời trang. Tôi chưa biết ông ấy là ai vì gặp mặt lần đầu ; và điều thường xảy ra là rất khó nhớ tên người lạ mặt trong khi giới thiệu. Tuy thế cũng có lúc chúng tôi tình cờ ngồi gần nhau rồi bắt đầu câu chuyện. Ông ta là một người hiểu biết, ăn nói bặt thiệp nhưng trên mặt sao có vẻ buồn buồn. Rồi có lẽ trong một lúc thân mật quá đáng- Phải chi Chuá đã cản ngăn - tôi đã khen lối cắt may tuyệt xảo về bộ đồ ông ta đang mặc và còn dám hỏi thêm ai là thợ may của ông ta.
Gã đàn ông nở một nụ cười rất lạ ; dường như gã đang chờ tôi hỏi câu hỏi đó :" Không ai biết lão đâu, nhưng lão ta đáng là một bậc thầy. Lão rất kén khách và làm việc rất tuỳ tiện". "Nghĩa là tôi ...?" "Ối dào, ông cứ hỏi thử xem .Tên lão ta là Corticella, Alfonso Corticella, nhà ở phố Ferrara số 17". "Chắc đắt tiền lắm phải không ?". "Có lẽ vậy, nhưng thật tình thì tôi không biết : Bộ đồ này lão ấy may cho tôi đã ba năm nhưng đến nay vẫn chưa gởi phiếu tính tiền". "Tên ông ta là Corticella ? phố Ferrara số 17 phải không ?" "Ðúng đấy" gã đàn ông lạ mặt trả lời rồi bỏ đi nhập bọn với một nhóm khác.
Ở phố Ferrara số 17 tôi thấy một căn nhà bình thường như những căn nhà khác và chỗ ở của Alfonso Corticella không khác gì chỗ ở của những người thợ may bình thường. Chính ông ta bước ra mở cửa cho tôi. Ðó là một lão già, tóc hãy còn đen nhưng chắc là được nhuộm.
Tôi hơi bất ngờ vì lão ta không hề làm khó dễ. Ngược lại, hình như lão ta đang phấp phổng muốn tôi trở thành một khách hàng.Tôi giải thích đã biết được địa chỉ của lão ta như thế nào, ngợi khen tài may cắt rồi yêu cầu may cho tôi một bộ đồ. Chúng tôi chọn một xấp vải màu xám tro, lão ta lấy số đo và bảo rằng sẽ cho người mang đến nhà để thử. Tôi có hỏi giá, nhưng lão bảo là không vội gì, trước sau gì mình cũng sẽ thỏa thuận. Thật là một người dễ thương, ban đầu tôi nghĩ thế, nhưng lúc sau, trên đường trở về nhà, tôi mới nhận ra rằng lão già ấy đã để lại trong tôi một nỗi bức rứt lạ lùng (có lẽ vì nụ cười nhơm nhớp và quái dị của lão). Ðột nhiên tôi không còn ý định gặp lại lão ta. Nhưng đã quá trễ, tôi đã đặt may quần áo.Và chừng hai mươi ngày nữa thì xong.
Khi người ta mang đồ đến thử, tôi đứng ngắm mình vài phút trước gương. Ðúng là một kiệt tác. Nhưng không hiểu vì sao tôi không muốn mặc nó nữa; có lẽ vì chợt nhớ đến lão thợ may quái đản. Thế rồi nhiều tuần lễ trôi qua trước khi tôi chọn mặc.
Tôi còn nhớ cái ngày hôm ấy. Ðó là một sáng thứ ba, vào tháng tư và trời đang đổ cơn mưa . Khi mặc xong bộ đồ - áo vest, quần và gillet - tôi vui mừng nhận ra là không có chỗ nào chật hay căng cứng như vẫn thường xảy ra với những quần áo mới. Bộ đồ ôm chẽn lấy người tôi một cách tuyệt vời.
Thường thường thì tôi không bỏ gì cả vào túi phải, tất cả các giấy tờ tôi đều cho vào túi bên trái. Tôi nói thế để giải thích vì sao sau vài giờ ở sở, tình cờ thọc tay vào túi phải, tôi chợt nhận ra bên trong có một tấm giấy. Có lẽ đó là phiếu tính tiền của lão thợ may ?
Nhưng không. Ðó là tấm giấy bạc 10 nghìn lia *[1]
Tôi giật nẩy người. Chắc chắn không phải tôi bỏ vào nhưng cũng thật vô lý nếu nghĩ đó là trò đuà của lão thợ may. Chẳng lẽ lại là món quà của bà làm phòng , người duy nhất sau lão Corticella có cơ hội đến gần chiếc áo ? Hay là bạc giả ? Tôi đưa ra ánh sáng để nhìn cho kỹ và đối chiếu với nhưng tờ bạc khác .Ðúng là bạc thật và không còn gì để nghi ngờ .
Chỉ còn một cách giải thích có thể tin được : sự sơ ý của lão Corticella. Một người khách nào đó đến trả tiền lúc lão ta không có sẵn bóp, để tránh cất bừa lão đã tạm cho vào túi áo của tôi đang móc vào một hình nhân gỗ nằm gần đó. Trường hợp tương tự như vậy vẫn thường xảy ra luôn.
Tôi nhấn chuông gọi cô thư ký với ý định nhờ viết một bức thư cho lão Corticella để trả lại số tiền không phải của tôi. Nhưng không hiểu sao, tôi lại cho tay vào túi áo một lần nữa.
- Thưa ông cần chuyện gì ?... Ông không được khỏe à ? Cô thư ký vừa bước vào vừa hỏi, chắc cũng vừa nhìn thấy khuôn mặt tôi tái lên như của một xác chết. Trong túi áo, những ngón tay của tôi vừa đụng phải cạnh của một tấm giấy khác, trước đó mấy phút chưa hề có .
- Không, cũng chẳng có gì nghiêm trọng. Tôi nói . Tôi hơi chóng mặt một tí nhưng
dạo này vẫn hay xảy ra luôn. Có lẽ do quá mỏi mệt. Cô có thể ra ngoài, tôi định đọc cho cô đánh máy một bức thư nhưng không gấp lắm, để khi khác làm cũng được.
Cho đến khi cô gái bước hẳn ra khỏi phòng tôi mới dám rút tấm giấy từ túi áo ra. Ðó cũng là một tấm giấy bạc 10 nghìn lia. Tôi làm thử một lần thứ ba nữa, và lần này tờ bạc thứ ba lại xuất hiện.
Trống ngực tôi đánh liên hồi. Tôi có cảm tưởng là mình đang bị lôi cuốn, vì những lý do bí ẩn, vào một chuyện cổ tích mà người ta vẫn kể cho con nít nhưng chả ai tin là có thật. Viện cớ là không được khoẻ, tôi bỏ sở trở về nhà. Tôi cần suy nghĩ một mình. May thay bà lão làm phòng cũng đã đi rồi. Tôi đóng cửa, hạ màn sáo xuống . Rồi bắt đầu nhanh nhẹn rút những tấm giấy bạc, tấm này đến tấm khác, từ chiếc túi thần kỳ tưởng chừng như bất tận.
Tôi làm công việc đó với một sự căng thẳng thần kinh ghê gớm, phập phồng lo là đến một lúc nào đó phép lạ sẽ ngừng hiệu nghiệm.Tôi muốn làm đến chiều, suốt buổi tối cho đến khi tích trử thành bạc tỉ. Nhưng sức của tôi có hạn và đến một lúc cũng yếu dần.
Trước mặt tôi là một đống bạc cao ngất. Ðiều quan trọng là làm sao cất giấu để không ai có thể nghi ngờ.Tôi đổ cái rương đựng thảm và sắp xếp những tờ giấy bạc thành từng đống nhỏ, vừa đặt vào đáy rương vừa đếm nhẩm. Tất cả vừa đúng 58 triệu lia.
Sáng hôm sau bà lão làm phòng đánh thức tôi dậy, ngạc nhiên thấy tôi ngủ mà vẫn còn mặc nguyên quần áo. Tôi gượng cười giải thích là tối qua đã hơi quá chén rồi cơn buồn ngủ kéo đến bất ngờ.
Một nỗi lo : bà lão yêu cầu tôi cởi áo để đem chải cho thẳng nếp.
Tôi vội đáp là đã đến giờ phải đi và không còn có thể thay đồ kịp nữa .
Sau đó tôi hối hả đến một tiệm bán y phục để mua một bộ đồ mới, cũng loại vải tương tự ; tôi sẽ đưa nó cho bà dọn phòng ; còn chiếc áo kia, chiếc áo mà chỉ trong vài ngày sẽ làm tôi trở thành một trong những người đầy quyền lực trên thế giới , tôi sẽ cất dấu vào một nơi an toàn nhất.
Tôi không hiểu là tôi đang sống trong một giấc mơ,có hạnh phúc không hay đang bị ngạt thở dưới sức nặng quá lớn của định mệnh. Ngoài đường phố, qua lớp áo choàng, tôi luôn luôn sờ soạng nơi có cái túi thần kỳ . Mỗi lần như thế tôi lại thở phào nhẹ nhõm. Dưới làn vải tiếng rào rạo của những tờ giấy bạc chạm nhau đã mang lại cho tôi câu trả lời đầy khích lệ.
Nhưng một sự trùng hợp ngẫu nhiên đã làm nguội lạnh niềm vui mê hoảng của tôi. Sáng hôm sau các nhật báo đều tường thuật đầy đủ chi tiết về vụ cướp xảy ra ngày hôm trước. Một chiếc xe tải bọc thép của ngân hàng, sau khi thu tiền ở các chi nhánh để mang về trụ sở đã bị bốn tên cướp tấn công và hốt trọn trên phố Palmanova. Khi mọi người đổ xô chạy đến, bọn chúng đã phải bắn để thoát thân ; và có một khách bộ hành bị chết. Nhưng điều làm tôi vô cùng kích động là số tiền bị cướp : 58 triệu lia (như số tiền của tôi ).
Lẽ nào có một mối liên quan về sự giàu có bất ngờ của tôi và số tiền do bọn cướp chiếm đoạt, vì hai việc đã xảy ra đồng thời ? Thật vô lý nếu có ai nghĩ thế . Còn tôi, tôi không phải là một kẻ mê tín. Nhưng sự việc cũng làm cho lòng tôi dao động. Và hoang mang.
Chuyện đời thì các bạn cũng thừa biết : càng có nhiều bao nhiêu, người ta càng ham muốn bấy nhiêu.Tôi đã giàu rồi, nếu xét đến thói quen khiêm tốn và gỉan dị của tôi. Nhưng caí bóng mờ của cuộc sống giàu sang không giới hạn cứ thôi thúc mãi. Ngay tối hôm ấy tôi lại bắt tay vào việc. Giờ thì tôi tiến hành một cách bình tĩnh và ít căng thẳng hơn. 135 triệu khác lại được cất chồng bên đống tiền hôm trước.
Ðêm hôm đó tôi không chợp mắt được. Linh tính đang báo hiệu một điều gì nguy hiểm ? Hay là nỗi dày vò lương tâm của kẻ nhận được may mắn mà không hề có một công lao xứng đáng nào? Hoặc một nỗi ân hận mơ hồ? Ngày hôm sau khi trời chưa kịp sáng tôi đã nhảy xuống giường, mặc quần áo và vội vã chạy ra ngoài để tìm mua tờ báo .
Vừa đọc xong tôi như bị ngộp. Một trận hoả hoạn ở kho xăng đã thiêu huỷ toàn bộ khu nhà trên phố San Cloro. Ngọn lửa đã lan ra và đốt cháy két sắt của một cơ quan bất động sản, biến ra tro số tiền 135 triệu. Trong lúc cứu chữa, hai nhân viên cứu hoả đã bị thiệt mạng.
Giờ tôi phải kê khai ra đây từng tội ác của tôi chăng ? Phải, bỡi vì lúc này tôi thừa biết là số tiền mà chiếc áo lạ kỳ đã cho tôi tìm thấy đã đến từ tội ác, từ máu, từ những tuyệt vọng, từ chết chóc ; nó đến từ địa ngục . Nhưng trong tôi vẫn còn ngự lại sự dối lừa của lý trí, đang chối từ mọi thú nhận về bất kỳ một trách nhiệm nào. Và cứ thế những cám dỗ cứ tiếp tục tái diễn - dễ quá mà - và cái bàn tay cứ thọc vào túi rồi những ngón tay tham lam cứ nắm chặt những tờ bạc mới. Tiền. Những đồng bạc tuyệt vời.
Không cần bỏ căn nhà cũ ( để tránh bị dòm ngó ) nhưng trong một thời gian ngắn tôi đã mua được một căn biệt thự, sắm nhiều bức tranh đắt giá, di chuyển bằng xe hơi sang trọng và bỏ việc làm ở sở vì lý do sức khoẻ ; tôi đi du lịch khắp nơi trên thế giới bên cạnh những người đàn bà trẻ đẹp.
Tôi vẫn biết cứ mỗi lần tôi rút tiền từ chiếc áo thì ở một nơi nào đó lại xảy ra một biến cố đau thương và bi thảm. Nhưng đó chỉ là một ý thức rất mơ hồ vì không có bằng chứng gì rõ rệt. Rồi dần dần sau những lần lấy thêm tiền, lương tâm tôi bắt đầu thoái hoá, trở nên đốn mạt. Còn lão thợ may ? Tôi đã gọi điện thoại cho lão ta để hỏi phiếu tính tiền nhưng chẳng có ai trả lời . Tôi có đi tìm lão ở phố Ferrara, nhưng người ta bảo lão đã di cư ra nước ngoài mà không ai biết chính xác là đâu. Tất cả những điều này dường như đều có ngụ ý chứng tỏ, dù tôi vẫn chưa hề hay biết, rằng tôi đã thoả hiệp với quỷ.
Cho đến một hôm, trong ngôi nhà mà tôi đã sống từ nhiều năm, một buổi sáng người ta tìm thấy một bà lão 60 tuổi chết ngạt vì gas ; Bà ta đã tự tử vì đánh mất 30 nghìn lia tiền hưu bỗng lãnh ra từ bữa trước ( và đã lọt vào tay tôi ).
Ðủ rồi. Ðủ rồi. Tôi phải huỷ bỏ chiếc áo quỷ quái này để khỏi phải rơi vào đáy vực. Tôi không thể nhượng lại cho ai vì trò chơi đốn mạt này sẽ tiếp diễn (Ai mà có thể cưỡng lại được sức cám dỗ của nó ? ). Cần phải huỷ nó thôi .
Tôi lái xe đến một thung lũng vắng vẻ trên dãy núi Alpe. Dừng xe trên một bãi cỏ tôi đi về hướng khu rừng. Không có ai đi theo. Vượt qua khu rừng tôi đến một vách núi lởm chởm đá. Nơi đây, giữa hai tảng đá khổng lồ nằm bên lòng núi, tôi đặt lên chiếc áo khốn nạn, chế xăng và châm lửa. Sau ít phút nó chỉ còn là một đống tro.
Nhưng khi tia lửa cuối cùng vừa đảo lên và sắp tắt, từ phía sau lưng tôi vang lên một giọng người như chỉ cách chừng vài ba thước: Trễ quá rồi, trễ quá rồi ! Hoảng hồn, tôi quay đầu như con rắn. Nhưng không có ai cả. Tôi chăm chú nhìn xung quanh, nhảy từ mõm đá này sang mỏm đá khác để tìm kẻ khốn nạn nào vừa lên tiếng. Nhưng chẳng thấy gì. Chỉ có đá và đá.
Dù vừa trải qua một trận đứng tim nhưng khi xuống thung lũng lòng tôi cũng nhẹ nhõm phần nào. Rốt cuộc tôi đã được tự do. Và giàu nữa, thật may .
khi đến bãi cỏ thì chiếc xe hơi của tôi không còn nữa. Và khi trở về thành phố thì cái biệt thự lộng lẫy của tôi cũng biến đi đâu mất ; thay vào đó là một mảnh đất hoang có mấy cọc gỗ dựng tấm bảng : Ðất để bán của thị xã. Rồi những trương mục ở ngân hàng, tôi cũng chả biết giải thích ra sao, đã hoàn toàn trống rỗng. Những bó cổ phần cất trong các hộc an toàn cũng biến đi đâu mất.Và bụi, chỉ toàn là bụi nằm trong đáy của chiếc rương đựng thảm .
Giờ thì tôi lại bắt đầu làm việc một cách khó khăn, tôi phấn đấu với nhiều cay đắng và điều lạ nhất là hình như chả mấy ai ngạc nhiên về sự phá sản đột ngột của tôi.
Nhưng tôi thừa hiểu rằng câu chuyện chiếc áo vẫn chưa chấm dứt. Tôi biết là một ngày nào đó chuông cửa sẽ reo, tôi sẽ ra mở cửa và trước mắt sẽ xuất hiện nụ cười quái đản của lão thợ may khốn nạn, đến để đòi thanh toán món nợ năm xưa.
0 nhận xét