Hoạt Nghiên cứu và phát triển

     Hoạt động nghiên cứu và phát triển có thể đưa doanh nghiệp đến thành công trong ngành nhưng cũng có thể làm cho doanh nghiệp tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong đối mới sản phẩm và quy trình hoạt động của doanh nghiệp.

     Việc đưa ra các sản phẩm mới, bổ sung các tính năng công dụng cho sản phẩm hiện tại, thay đổi quy trình hoạt động… cỏ thể giúp doanh nghiệp có những lợi thế về chi phí hay sự ưu việt trong sản phẩm để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Khi phân tích hoạt động nghiên cứu và phát triển, doanh nghiệp cần đánh giá những nội dung liên quan đến hoạt động này như đội ngũ nhân lực nghiên cứu, ngân sách dành cho hoạt động, hiệu quả của hoạt động thểhiện qua kết quả kinh doanh, chi phí dành cho hoạt động này… Doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu và phát triển riêng hay phải thuê ngoài để phát triển các sản phẩm mới? Mức độ đầu tư vào trang thiết bị, điều kiện cơ sở vật chất cho bộ phận nghiên cứu như thế nào? Ngân sách hàng năm dành cho nghiên cứu phát triển sản phẩm mới cao hay thấp? Những ý tướng, phát minh sáng chế mới có phát huy hiệu quả thực tế hay không? Có dễ dàng triển khai vào thực tiễn hay không?

Hoạt động, yếu tố tác động tới doanh nghiệp

     Tài chính, kế toán

     Đối với các doanh nghiệp, phân tích tình hình tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị thông tin để xây dựng chiến lược. Tài chính là điêu kiện cần thiết để triển khai các hoạt động chức năng khác của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến việc lựa chọn và thực hiện chiến lược của doanh nghiệp.

      Để đánh giá về tình hình tài chính, doanh nghiệp có thể sử dụng các chi tiêu tài chính tổng quát như tổng tài sản, tổng nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tổng vốn kinh doanh lớn cũng là một điểm mạnh so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên nếu trong cơ cấu nguồn vốn mà tỷ lệ nguồn vốn đi vay quá lớn cũng có thế là một khó khăn cho doanh nghiệp nếu muốn huy động thêm nguồn vốn cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai. Doanh nghiệp cũng có thể đánh giá kết quả kinh doanh qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận…

     Việc phân tích, đánh giá tình hình tài chính dựa trên các số liệu kế toán. Vì vậy sự chính xác trong số liệu, sổ sách kế toán, cách xác định tỷ lệ khấu hao, xác định giá trị hàng tồn kho… cũng ảnh hưởng đến kết quả phân tích tình hình tài chính. Ngoài ra, đặc điểm của các lĩnh vực hoạt động kinh doanh cũng sẽ có tác động đến các chỉ số tài chính của doanh nghiệp. Việc nhận diện những điểm mạnh, điểm nghiệp của doanh nghiệp trong hoạt động tài chính cần lưu ý đến tất cả những nghiệp tố này để có thể đưa ra nhận định phù hợp, chính xác.


Đọc thêm tại:

Facebook Google twitter
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap