- Lúc: 10:00
Một phương pháp khác cũng được sử dụng để đánh giá những diêm mạnh và điểm nghiệp của doanh nghiệp đó là đánh giá các hoạt động chức năng. Tiếp cận dưới góc độ chuỗi giá trị với giả thuyết tất cả các doanh nghiệp đều cần khách hàng và cần tạo ra giá trị tốt nhất cho khách hàng đê có được lợi thế cạnh tranh, phương pháp phân tích các chức năng của doanh nghiệp lại cho rằng bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều có các chức năng cần thực hiện. Trong quá trình triển khai hoạt động của mình, doanh nghiệp có thể thực hiện tốt hoặc không tốt các hoạt động chức năng của mình. Phân tích các hoạt động chức năng này giúp xác định những điểm mạnh và điểm nghiệp của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tức là khả năng kiểm soát các chìa khóa thành công, phụ thuộc vào việc tạo ra và duy trì các năng lực riêng biệt. Các năng lực riêng biệt này được tạo nên từ chính các chức năng hoạt động của doanh nghiệp. Phân tích các bộ phận chức năng chính cho phép doanh nghiệp phân tích sâu về các nguồn lực của doanh nghiệp, cho phép đánh giá các nguồn lực, khả năng và các tài sản hiện có của danh nghiệp. Nội dung phân tích này tập trung vào hoạt động chức năng chính như sản xuất, marketing, nhân sự, tổ chức quản lý…
Marketing
Chức năng của bộ phận marketing bao gồm việc phần tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra các hoạt động giúp doanh nghiệp tạo ra và duy trì các mối quan hệ, trao đổi với khách hàng, giúp doanh nghiệp nám bắt được nhu cầu, thị hiếu của thị trường, hoạch định các chiến lược markếtíng phù hợp với thị trường. Thông thường, để phân tích, đánh giá hoạt dộng marketing của doanh nghiệp, người ta thường tập trung vào phân tích các vẩn đề cơ bản sản phẩm, khách hàng, hệ thống phân phối, hoạt động truyền thông quảng cáo… Doanh nghiệp cần phải đánh giá năng lực thực hiện hoạt động marketing qua các nội dung cụ thể.
Doanh nghiệp có tiến hành phân tích khách hàng thường xuyên hay không? Có dừ liệu đầy đủ về khách hàng hay không? Sản phẩm của doanh nghiệp cỏ chất lượng tốt không? Khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng như thể nào? Khả năng bán sản phẩm hay dịch vụ nào đó cua doanh nghiệp như thế nào? Các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, truyền thông đại chúng, quan hệ với khách hàng, các nhà phân phối có được triển khai phù hợp hay không? vấn đề định giá sản phẩm có thống nhất, linh hoạt hay không? Khả năng kiểm soát giá cả của doanh nghiệp như thế nào? Doanh nghiệp kiểm soát kênh phân phối như thế nào? Hệ thống phần phối có bao phủ được thị trường mục tiêu hay không? Các nguồn lực doanh nghiệp dành cho hoạt động marketing như ngân sách, nhân sự… có dầy đủ, họp lý không?. Doanh nghiệp có thể lập một bảng câu hỏi và thông qua việc trả lời, doanh nghiệp sẽ xác định những điểm mạnh và điểm nghiệp trong hoạt động marketing của mình.
0 nhận xét