Trồng rừng sản xuất ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người đặc biệt từ khi thực hiện các Nghị định 01/CP của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Các giá trị về xã hội, môi trường và kinh tế mà lâm sản mang lại là vô cùng to lớn. Theo thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 2,27 tỷ USD còn trong cơ cấu giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 thì gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 3. Kết quả này cho thấy lâm sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thì Việt Nam cũng đang đứng trước tình trạng nhập gỗ nguyên liệu từ các nước khác tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng và sản lượng gỗ rừng tự nhiên giảm, rừng trồng năng suất thấp.

Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010 cả nước có 13.388,1 nghìn ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 10.304,8 nghìn ha và rừng trồng là 3.083,3 nghìn ha tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 39,5% . Tại Nghệ An, tổng diện tích rừng là 874,5 nghìn ha chiếm 6,5% so với diện tích rừng cả nước, trong đó rừng sản xuất là 141,2 nghìn ha chiếm 16,2% , diện tích rừng trồng mới là 11,3 nghìn ha chiếm 8% diện tích. Cũng như nhiều tỉnh khác, diện tích rừng trồng tại Nghệ An tăng nhanh trong những năm qua 118,3 nghìn ha (2008), 136,3 nghìn ha (2009), 141,2 nghìn ha (2010). Trong đó huyện Thanh Chương là một trong những huyện có diện tích rừng khá lớn và vốn là huyện nổi tiếng về trồng cây chè công nghiệp, sắn nguyên liệu và keo... điển hình là xã Thanh Thủy.

Thanh Thủy là một xã miền núi thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An có tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp để phát triển rừng trồng nói riêng và sản xuất lâm nghiệp nói chung (chiếm 43,49% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện - Nguồn niên giám thống kê huyện Thanh Chương năm 2010). Vì vậy, các xã nói chung trên địa bàn huyện cũng có tiềm năng để phát triển rừng trồng trong đó có xã Thanh Thủy - là một xã trồng các loại cây để phát triển rừng sản xuất trên. Cây cho hiệu quả kinh tế khá cao đó là cây keo nó đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã và góp phần xoá đói giảm nghèo. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả đầu tư cây keo trên địa bàn xã Thanh Thủy - Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ keo ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển keo.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu: Các hộ dân trồng rừng keo trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu:
-Về mặt không gian: Thôn 6, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
-Về mặt thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng keo đối với người dân trong năm 2011.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Tài liệu thứ cấp: thu thập qua UBND xã Thanh Thủy, các báo cáo, tài liệu, thông tin thu thập trên các web có liên quan.
+ Tài liệu sơ cấp: Khảo sát và phỏng vấn thực tế 60 hộ ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An.

LINK DOWNLOAD

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap