Đất n­ước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. để thực hiện đ­ợc thì phải cần nguồn năng l­ợng, mà điện năng chiếm vai trò quan trọng nhất. điện năng phục vụ cho mọi ngành, mọi lĩnh vực. Trong khi sử dụng điện thì có thể gặp phải các sự cố rủi ro xảy ra nh­ hiện t­ợng ngắn mạnh, quá điện áp, quá dòng điện...

Để đảm bảo an toàn cho tính mạng con ng­ời, bảo vệ các thiết bị điện và tránh tổn thất kinh tế cộng với sự phát triển nh­ vũ bảo của nền công nghiệp thì khí cụ điện ngày càng đ­ợc đòi hỏi nhiều hơn, chất l­ợng luôn đi theo sự phát triển của công nghệ.

Ngày nay các khí cụ điện hiện đại đ­ợc sản xuất ra phải đảm bảo tính năng tự động hoá cao, trong đó Rơle không nằm ngoài khả năng tự động hoá,điều khiển các quá trình sản xuất. Chính vì vậy vai trò cần thiết của sự nghiên cứu, thiết kế Rơle là đặc biệt quan trọng nhằm nâng cao tính năng tự động hoá, và tuổi thọ làm việc của chúng không ngừng đ­ợc hoàn thiện hơn.

Đ­ợc sự giúp đỡ của các thầy cô trong nhóm khí cụ điện , thuộc bộ môn Thiết Bị Điện - Điện Tử Công Suất, Khoa Điện. Đặc biệt là sự h­ớng dẫn tận tình của thầy Phạm Văn Chới, em đã hoàn thành đ­ợc đồ án môn học, với đề tài thiết kế Rơle trung gian kiểu kín, xoay chiều.

Do hiểu biết, kiến thức còn hạn chế và thời gian có hạn, cộng với kinh nghiệm thực tế còn ít, nên trong quá trình thiết kế đồ án môn học em không khỏi mắc phải những sai sót.

Ch­ơng I : Kết cấu của Rơle trung gian

I. Giới thiệu chung về các loại khí cụ điện
Khí cụ điện là những thiết bị, cơ cấu điện dùng để điều khiển các quá trình sản xuất, biến đổi, truyền tải phân phối năng l­ợng và các dạng năng l­ợng khác.

Trong các loại khí cụ điện thì Rơle có một vị khá quan trọng, nó dùng để bảo vệ các thiết bị hay điều khiển các quá trình sản xuất. Trong các loại Rơle thì Rơle trung gian là loại tăng thêm số tiếp điểm cho Rơle chính.

II. Yêu cầu chung khi thiết kế.
Đối với Rơle trung gian kiểu kín khi thiết kế phải thoã mãn các yêu cầu cơ bản của một sản phẩm công nghiệp hiện đại nh­ yêu cầu về kỹ thuật, về vận hành, về kinh tế, về công nghệ chế tạo và về lĩnh vực xã hội, đặc tr­ng của những yêu cầu trên đ­ợc biểu hiện qua các qui định chuẩn mức, tiêu chuẩn chất l­ợng cửa nhà n­ớc hoặc của ngành và chúng nằm trong nghiệp vụ thiết kế kỹ thuật.

1. Yêu cầu về kỹ thuật.
Yêu cầu kỹ thuật có thể nói là yêu cầu quan trọng và quyết định đối với quá trình thiết kế của khí cụ điện. Phải xác định đ­ợc ph­ơng án tối ­u, chính xác hoá kết cấu khối của khí cụ điện, các yêu cầu đó đ­ợc thể hiện bằng độ bền nhiệt của các chi tiết, bộ phận của khí cụ điện điện khi chúng làm việc ở chế độ định mức, chế độ sự cố ngắn mạch…

Yêu cầu về kỹ thuật còn phải đảm bảo độ bền cách điện của những chi tiết hay bộ phận cách điện và khoảng cách cách điện khi làm việc với điều kiện khắc nghiệt nhất nh­ tr­ờng hợp quá điện áp tức là điện áp cao nhất, kéo dài thời gian làm việc hoặc trong điều kiện môi tr­ờng xung quanh không có lợi cho mọi thiết bị điện nh­ m­a, ẩm, bụi…. Khi thiết kế về mặt kỹ thuật ta còn phải chú trọng đến độ bền cơ và tính chịu mài mòn của các bộ phận khí cụ điện trong giới hạn số lần thao tác đã thiết kế, thời hạn làm việc ở chế độ định mức và chế độ sự cố xảy ra.

Phải đảm bảo khả năng đóng cắt ở chế độ định mức và chế độ sự cố, độ bền điện của các chi tiết, bộ phận. Khi thiết kế phải tạo khả năng triệt để những chi tiết, hình mẫu đã chuẩn hoá.

2. Yêu cầu về lĩnh vực kinh tế và xã hội.
Cơ sở kinh tế kỹ thuật của các kết cấu mới phải đem lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Chúng đ­ợc biểu hiện qua các chỉ tiêu định l­ợng

3. Yêu cầu về vận hành.
Khi vận hành là khâu có thể coi là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất, trong khi vận hành sẽ có rất nhiều yếu tố ảnh h­ởng tới quá trình vận hành nh­ môi tr­ờng xung quanh, độ ẩm nhiệt độ, thời tiết…Khi vận hành phải có độ tin cậy cao để đảm bảo cho ng­ời vận hành, sản xuất.

Phải có tuổi thọ lớn và thời gian sử dụng lâu dài, đơn giản, dễ sửa chữa, thao tác vận hành và thay thế. Vì vậy ta chọn loại kết cấu có ngàm gắn vào bảng, cộng với phần chân đế và phần Rơle hoạt động tách rời nhau, nhằm thay thế dễ dàng hơn. Chi phí vận hành ít nhất và công suất tiêu tốn năng l­ợng ít nhất.

4. Thiết kế công nghệ.
Trong quá trình thiết kế công nghệ phải dựa vào những h­ớng dẫn, quy định của bản thiết kế kỹ thuật đã đ­ợc thông qua kinh nghiệm sản xuất những kết quả về nghiên cứu và thử nghiệm. Qua đó tiến hành chính xác kết cấu, nghiên cứu và lập bản vẽ công nghệ cho các chi tiết và bộ phận. Từ đó xác định chính thức hình dáng của vỏ và trang trí mỹ thuật, cách mạ, lớp phủ và chính xác hoá các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.


LINK DOWNLOAD

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap