CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ TRÌNH TỰ THI
CÔNG CẦU EXTRADOSE
Phần này trình bày tóm tắt một số phương pháp thi công cầu Extradose, chủ yếu tập trung
vào trình bày công nghệ kết cấu bên trên, không xét đến thi công phần kết cấu bên dưới. Nội
dung chủ yếu tập trung vào một số hạng mục chính sau:
- Thi công dầm chủ.
- Thi công cột tháp.
- Lắp đặt cáp văng.
- Công tác quản lý và giám sát trong thi công.
2.1 THI CÔNG DẦM CHỦ
Đối với các cầu Extradosecó khoang nhỏ thì phương pháp thi công hẫng có nhiều ưu điểm, đặc
biệt với các cầu nhịp lớn, sông sâu, dưới sông phải đảm bảo giao thông đường thủy. Phương
pháp hẫng có thể là lắp hẫng các đốt dầm BTCT đúc sẵn hoặc đúc sẵn các đốt dầm trên dàn
giáo. Tùy theo sơ đồ cầu và khả năng cung cấp vật liệu có thể thực hiện nguyên tắc thi công
hẫng cân bằng từ trụ ra hai phía hoặc thi công hẫng một phía từ trụ ra sông.
2.1.1 THI CÔNG ĐÚC HẪNG
Trong thi công đúc hẫng dầm BTCT DƯL, các đốt dầm được đúc tại chỗ trên hai xe đúc đối
xứng nhau qua tim trụ. Các xe đúc sẽ di chuyển dần ra hai phía, công việc đúc dầm bêtông và
căng kéo cáp dự ứng lực sẽ được lặp đi lặp lại cho đến khi hợp long đốt dầm ở giữa nhịp và đổ
bêtông đốt dầm trên mố. Trình tự thi công đổ bêtông dầm BTCT DƯL bằng phương pháp đúc
hẫng gần giống như cầu dầm cứng thông thường, theo trình tự như sau:
- Lắp hệ đà giáo mở rộng trụ để đúc khối bêtông Ko
1
, bảo dưỡng bêtông cho đến khi đạt
cường độ thiết kế.
1
khối bêtông tại vị trí trụ
31
2.1. THI CÔNG DẦM CHỦ 32
- Neo giữ khối Ko
xuống trụ bằng các thanh thép CĐC hoặc cáp CĐC.
- Lắp dựng ván khuôn, cốt thép và thi công đổ bêtông cột tháp.
- Lắp đặt kết cấu yên ngựa trên đỉnh cột tháp để luồn cáp văng.
- Lắp đặt xe đúc hẫng (ván khuôn di động), điều chỉnh vị trí, cao độ và neo vào khối
bêtông vừa đúc.
- Lắp đặt ván khuôn và bố trí cốt thép, đúc đốt bêtông tiếp theo và bảo dưỡng khối bêtông.
- Căng cốt thép dự ứng lực trong và dự ứng lực ngoài.
- Lắp đặt và căng kéo cáp văng.
- Tháo ván khuôn, di chuyển xe đúc đến vị trí thi công đốt tiếp theo.
- Lặp lại quá trình thi công.
Khi thi công kết cấu nhịp BTCT bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng cần chú ý một số
điểm sau:
- Đối với kết cấu nhịp được kê lên gối cầu, để giữ ổn định trong quá trình đúc hẫng cân
bằng, dùng các gối kê tạm thời bằng bêtông và các thanh thép CĐC neo khối Ko
xuống
thâm trụ. Sau khi hợp long nhịp hẫng, các thanh thép CĐC và gối kê tạm thời sẽ được
dỡ bỏ, và được thay thế bằng gối kê cố định.
- Đối với kết cấu nhịp ngàm cứng vào thân trụ. Đốt bêtông Ko
được đổ bêtông cùng với
thân trụ tạo thành một khung cứng. Có thể dùng các thanh thép CĐC neo đốt Ko
xuống
thân trụ để thi công hẫng. Tuy nhiên, các thanh thép CĐC này vẫn được để lại sau khi
hợp long nhịp giữa.
- Việc đúc hẫng được tiến hành trên nguyên tắc đối xứng qua cột tháp để tránh cho cột
tháp, trụ chịu tải trọng lệch tâm quá lớn



Facebook Google twitter
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap