- Lúc: 19:43
CHƯƠNG I :
TỔNG QUAN VỀ CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ ( BOP)
1. Khái niệm hay quan điểm về cán cân thanh toán quốc tế
Thuật ngữ cán cân thanh toán quốc tế xuất hiện cùng với sự ra đời và phát triển của phạm trù tài chính quốc tế.
Vào thế kỷ thứ 15,16 hoạt động thương mại quốc tế trở nên phát triển, các nhà kinh tế rất quan tâm đến sự cân bằng giữa kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu( cán cân thương mại) bởi lẽ nó ảnh hưởng đến trạng thái thị trường kim loại vàng của một quốc gia. Cuối thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ thứ 19, chủ nghĩa kinh tế tự do phát triển mạnh, bên cạnh các khoản thu nhập thu nhập từ hoạt động xuất nhập khẩu, các quốc gia còn có những khoản thu nhập từ các hoạt động cung cấp dịch vụ quốc tế lẫn nhau. Từ đó cán cân đối ngoại mở rộng hơn ngoài phạm vi là cán cân thương mại. Đến đầu thế kỷ 20, do sự phát triển các hình thức đầu tư vốn trực tiếp, gián tiếp giữa các quốc gia, cho nên nhu cầu thiết lập một cán cân thanh toán tổng hợp để phản ánh tất cả những ràng buộc lẫn nhau trong quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng trở nên cấp bách.
Tuy vậy, sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, các nước mới thiết lập cán cân thanh toán quốc tế hoàn chỉnh. Để thực hiện chức năng giám sát tiền tệ của các nước thành viên, vào năm 1948 IMF đã đưa ra những hướng dẫn cụ thể cho các nước thành viên trong việc thống nhất lập báo cáo về cán cân thanh toán quốc tế của mình.
Theo IMF thì, cán cân thanh toán quốc tế là một bản báo cáo thống kê ghi chép và phản ánh các giao dịch kinh tế giữa những người cư trú với người không cư trú.
Ngoài ra, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về BOP như sau:
BOP là bảng cân đối, so sánh và đối chiếu giữa các khoản tiền thu được với các khoản tiền chi trả cho nước ngoài của một nước trong một thời gian nhất định.
BOP là một biểu tổng hợp phản ánh tất cả các giao dịch dưới hình thức tiền tệ của một nước với các nước khác.
Từ các khái niệm trên cần lưu ý một vài điểm như sau:
Thứ nhất, “Người cư trú” và “không cư trú” là các cá nhân, các gia đình, các công ty, các cơ quan đại diện cho các quốc gia, các tổ chức quốc tế Căn cứ xác định “người cư trú” hay “không cư trú” chủ yếu dựa vào qui định về thời gian sinh sống, làm việc liên tục cần thiết tại quốc gia đó của nước sở tại, thường là 1 năm (một số qui định là hơn 6 tháng).
Thứ hai, Các cơ quan và những người làm việc tại các cơ quan đại diện cho Chính phủ các quốc gia (đại sứ quán, tổng lãnh sự quán, ), cho các tổ chức quốc tế (IMF, WB, UN, WTO ) đều được coi là “người không cư trú”.
Thứ ba, Các công ty xuyên quốc gia có chi nhánh ở nhiều nước khác nhau, thì chỉ những chi nhánh ở nước sở tại mới được coi là “người cư trú”
0 nhận xét