1.1. Đặc điểm tự nhiên của vị trí xây dựng
Ðịa điểm xây dựng nhà máy phải phù hợp với quy hoạch và đảm bảo sự phát triển chung về kinh tế ở địa phương. Việc chọn địa điểm để xây dựng nhà máy có ý nghĩa rất quan trọng vì nó không những quyết định khả năng thành công của dự án mà còn ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy sau này.
Đối với nhà máy bột mì, phân xưởng sản xuất chính đòi hỏi phải xây cao tầng vì vậy cần thiết phải chọn địa điểm có cấu tạo đất không lún sụt để đảm bảo chất lượng công trình. Đồng thời để tiện cho việc nhập khẩu nguyên liệu, lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nhà máy phải được đặt ở vị trí có mạng lưới giao thông huyết mạch
 Đà Nẵng là trung tâm của miền Trung, mạng lưới giao thông hiện đại với nhiều dự án nâng cấp, mở rộng, có điều kiện khí hậu tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình hàng năm là 260C, độ ẩm trung bình là 81%, hướng gió chính là hướng gió Đông - Nam.
Căn cứ vào những điều kiện trên, tôi quyết định đặt nhà máy tại khu công nghiệp Hòa Khánh-Đà Nẵng. Tại đây, khu đất xây dựng có diện tích đủ rộng, địa hình bằng phẳng, có khả năng mở rộng thuận lợi, nguồn cung cấp điện nước thuộc mạng lưới của khu công nghiệp... Đó là những điều kiện thuận lợi ban đầu để xây dựng một nhà máy.
1.2. Nguồn nguyên liệu
Đặc điểm của lúa mì là không phát triển được ở những nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam. Do đó, nguyên liệu phục vụ sản xuất của nhà máy được nhập hoàn toàn từ nước ngoài. Tuy nhiên do tốc độ phát triển của thành phố Đà Nẵng ngày càng tăng nhanh sẽ kéo theo dự án mở rộng cảng Đà Nẵng trong đó có cảng Tiên Sa .Như vậy việc nhập khẩu và vận chuyển nguyên liệu sẽ rất thuận tiện và nhanh chóng.
1.3. Hợp tác hóa
Việc hợp tác hóa giữa nhà máy bột mì với các nhà máy khác như nhà máy bánh kẹo, nhà máy thức ăn chăn nuôi… về mặt kinh tế kỹ thuật và việc liên hợp hóa sẽ tăng cường sử dụng những nguồn cung cấp điện, nước, công trình giao thông vận tải, vấn đề tiêu thụ sản phẩm và phụ phẩm nhanh...sẽ có tác dụng giảm thời gian xây dựng, giảm vốn đầu tư và hạ giá thành sản phẩm.
1.4. Nguồn cung cấp điện
    Nhà máy sử dụng điện để chạy động cơ, thiết bị và chiếu sáng. Điện thế sử dụng thường là 110-220V/360V. Ðể đạt yêu cầu phải lấy điện cao thế, thường là 6 KV qua hạ thế. Nhà máy sử dụng lưới điện của khu công nghiệp ngoài ra để đảm bảo sản xuất liên tục nhà máy còn có máy phát điện dự phòng để đảm bảo hoạt động liên tục.
1.5. Nguồn cấp nước, xử lý và thoát nước
Với đặc điểm nhà máy bột mì sử dụng lượng nước ít. Lượng nước chính chủ yếu phục vụ cho việc sinh hoạt của cán bộ công nhân viên nhà máy và phòng cháy chữa cháy. Nguồn nước chính được lấy từ nhà máy nước Thủy Tú đang phục vụ cho khu dân cư Hòa Khánh-Nam Ô và cả khu công nghiệp.
Lượng nước thải của nhà máy không chứa nhiều chất hữu cơ, không gây ô nhiễm đến môi trường, do đó có thể thải trực tiếp vào kênh nước thải của khu công nghiệp mà không cần xử lý.
1.6. Hệ thống giao thông vận tải
            Đà Nẵng hiện nay đang phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống, bến cảng đã được xây mới và sữa chữa rất nhiều. Riêng khu công nghiệp Hòa Khánh có nhiều đặc điểm thuận lợi là nằm gần tuyến đường quốc lộ 1A cũng như tuyến đường sắt Bắc-Nam, cách cảng biển Tiên Sa khoảng 20km. Khu công nghiệp Hòa Khánh cũng tương đối gần sân bay quốc tế Đà Nẵng. Do đó, việc vận chuyển nguyên liệu từ các địa phương trong nước và quốc tế về đây cũng như việc nhập khẩu nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm sẽ rất thuận lợi.

1.7. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được lấy chủ yếu ở thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam. Trên địa bàn thành phố có các trường đại học, cao đẳng, trung cấp...Đây là nơi cung cấp cán bộ kỹ thuật cho nhà máy. Riêng trường Đại học bách khoa có các ngành như Công nghệ thực phẩm, Điện kỹ thuật, Cơ khí...và Trường cao đẳng lương thực đủ để phục vụ cho nhu cầu  cán bộ kỹ thuật của nhà máy.
Bên cạnh đó, nhà máy sẽ tuyển một số lao động tại địa phương cho đi học thêm để về phục vụ khi nhà máy đi vào hoạt động. Làm một số hợp đồng lao động với các lao động phổ thông ngay tại khu vực nhà máy để bốc dỡ hàng khi cần thiết.
1.8. Thị trường tiêu thụ
Nhà máy được xây dựng tại khu công nghiệp Hòa Khánh- Liên Chiểu- Đà Nẵng. Đây là khu công nghiệp lớn của Thành phố Đà Nẵng cách cảng Tiên Sa 20km và có đường Quốc lộ 1A đi qua nên việc vận chuyển sản phẩm theo đường bộ để cung cấp cho thị trường tiêu thụ của khu vực miền Trung và Tây Nguyên sẽ rất thuận lợi và dễ dàng, qua đó giảm giá thành sản phẩm của nhà máy, rút ngắn thời gian hoàn vốn.
Nhà máy sản xuất bột mì được thiết kế xây dựng tại địa điểm rất thuận lợi với qui mô lớn, hiện đại do đó góp phần tăng cường làm cho sản phẩm có chất lượng cao, đồng thời với nhu cầu sử dụng và thị trường rộng lớn sẽ là một tiền đề vững chắc cho hoạt động có hiệu quả và ổn định của nhà máy ở hiện tại và trong cả tương lai.

Kết luận: Qua những điều kiện thuận lợi trên, cộng với nhu cầu thực tế về bột mì tại khu vực miền Trung thì việc xây dựng thêm một nhà máy với năng suất 220 tấn nguyên liệu /ngày tại đây là thiết thực và mang tính khả thi. Ngoài nhiệm vụ chính là phục vụ nhu cầu về bột cho thị trường, nó còn giải quyết việc làm cho các lao động tại địa phương, góp phần nâng cao đời sống cho người lao động cùng với sự phát triển chung của đất nước trên con đường hội nhập với thế giới.


Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap