- Lúc: 19:56
Từ ngàn xưa con người đã biết giữ gìn và sử dụng lạnh có sẳn trong tự nhiên như băng, tuyết, các hầm sâu ở dưới đất để bảo quản thực phẩm, làm lạnh nước bằng cách cho nước bốc hơi, . Đến thế kỷ 17 người ta đã biết sử dụng hổn hợp nước đá với muối để tạo ra nhiệt độ thấp hơn 0oC và vào giữa thế kỷ 19 các máy lạnh công nghiệp bắt đầu xuất hiện.
Ngày nay kỹ thuật lạnh cần thiết gần như trong tất cả các hoạt động của con người. Công nghệ làm lạnh được dùng trong rất nhiều lĩnh vực trong đời sống như điều hòa không khí, bảo quản lạnh và lạnh đông thực phẩm; trong công nghệ lọc dầu, tinh luyện khí đốt tự nhiên; trong công nghiệp sản xuất cồn, cao su, plastic và rất nhiều ngành kỹ thuật khác có liên quan. Nhiều lĩnh vực công nghiệp sẽ không thể phát triển nếu thiếu kỹ thuật làm lạnh nhân tạo.
Cuộc sống phát triển làm cho nhu cầu giao thương, buôn bán giữa các vùng khác nhau cũng ngày càng phát triển theo và đòi hỏi các phương tiện vận tải truyền thống ngoài chức năng vận chuyển còn phải có chức năng bảo quản hàng hoá trong suốt thời gian lưu chuyển. Từ yêu cầu đó phương tiện vận tải lạnh ra đời. Những phương tiện này chính là cầu nối quan trọng nối liền từ nơi sản xuất, chế biến tới nơi bảo quản, trung chuyển, phân phối và tiêu dùng, không những góp phần làm cho sản phẩm được phân phối đều, rộng khắp mà còn là yếu tố quan trọng phát triển nền kinh tế.
Vận tải đường thuỷ chúng ta có các tàu đánh bắt xa bờ đông lạnh hải sản, các tàu vận tải lạnh, .Vận tải đường sắt chúng ta có các toa tàu lạnh làm lạnh bằng nước đá, các toa đơn, các cụm nhiều toa làm lạnh, . Trong đó đặc biệt chú ý là ô tô lạnh, các container lạnh. Đây là phương tiện cơ động nhất, chúng có thể vận chuyển đủ các tải trọng, đủ mọi cự ly. Ô tô lạnh dùng vẩn chuyển thực phẩm không những chỉ trong nội bộ thành phố mà còn giữa các thành phố với nhau, thậm chí còn giữa các quốc gia với nhau.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1
1.1. MÔI CHẤT LẠNH R134a 1
1.2. Ô TÔ LẠNH 1
1.3. HỆ THỐNG LẠNH TRÊN Ô TÔ LẠNH 1
CHƯƠNG II: THIẾT KẾ THỂ TÍCH& DIỆN TÍCH THÙNG BẢO ÔN 4
CHƯƠNG III: TÍNH CÁCH NHIỆT, CÁCH ẨM 5
3.1. XÁC ĐỊNH BỀ DÀY LỚP CÁCH NHIỆT 5
3.1.1. Trần 5
3.1.2. Vách bao che 6
3.1.3. Sàn thùng bảo ôn 6
3.2. TÍNH KIỂM TRA ĐỌNG SƯƠNG 7
CHƯƠNG IV: TÍNH TỔN THẤT NHIỆT THÙNG BẢO ÔN 9
4.1. DÒNG NHIỆT QUA KẾT CẤU BAO CHE 9
4.1.1. Dòng nhiệt tổn thất qua các vách và trần Q'1 9
4.1.2. Dòng nhiệt qua sàn thùng bảo ôn Q1'' 10
4.1.3. Dòng nhiệt do bức xạ Q1''' 10
4.2. DÒNG NHIỆT TỔN THẤT TRONG VẬN HÀNH 10
CHƯƠNG V: TÍNH CHỌN MÁY NÉN 12
5.1. CÁC THÔNG SỐ CỦA CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC 12
5.2. TÍNH CHỌN MÁY NÉN VÀ ĐỘNG CƠ MÁY NÉN 13
5.2.1.Tính chọn máy nén 13
5.2.2. Tính động cơ lắp sẵn 14
CHƯƠNG VI: TÍNH CHỌN DÀN LẠNH 17
6.1. THÔNG SỐ CỦA KHÔNG KHÍ ĐI VÀO VÀ RA KHỎI DÀN LẠNH 17
6.2. TÍNH DÀN LẠNH 17
CHƯƠNG VII: TÍNH CHỌN THIẾT BỊ NGƯNG TỤ 24
7.1. NHIỆT THẢI NGƯNG TỤ QK 24
7.2. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT CỦA DÀN NGƯNG TỤ 24
7.3. TÍNH CHỌN DÀN NGƯNG TỤ 24
CHƯƠNG VIII: TÍNH THIẾT BỊ PHỤ 31
8.1. TÍNH BÌNH CHỨA CAO ÁP 31
8.2. TÍNH THIẾT BỊ HỒI NHIỆT 31
8.3. TÍNH ĐƯỜNG ỐNG DẪN 34
CHƯƠNG XI: TÍNH SƠ BỘ GIÁ THÀNH 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
BẢNG VẼ: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ Ô TÔ LẠNH
BẢNG VẼ: CHI TIẾT DÀN LẠNH
TÀI LIỆU TRÊN GỒM THUYẾT MINH ( WORD ) VÀ CÁC BẢN VẼ ( CAD )
0 nhận xét