- Lúc: 13:19
Bất kỳ một máy nén khí nào cũng có bộ phận bảo vệ khi nhiệt độ đầu nén lên cao quá mức cho phép. Đối với đa số các dòng máy nén khí hiện nay thì khi nhiệt độ máy nén khí lớn hơn 105 độ C sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo (Alarm) cho người sử dụng biết để có biện pháp làm giảm nhiệt độ và khi nhiệt độ tăng lên đến 115 độ C thì máy nén khí sẽ tự động dừng máy để bảo vệ dầu bôi trơn khỏi bị hỏng, tránh đầu nén bị giãn nỡ quá mức cho phép gây bó cứng, kẹt trục động cơ ……
1. Nhiệt độ xung quanh phòng máy nén khí quá cao:
2. Dầu máy bẩn
- Để máy hoạt động trong thời gian dài mà không thay dầu mới là lỗi mà người dùng hay mắc phải. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là dầu có màu đen vẩn đục. Dầu bẩn làm giảm khả năng tản nhiệt. Cũng có thể loại dầu thay thế không đúng chủng loại, kém chất lượng dẫn tới nhiệt độ đầu nén tăng cao, nếu môi trường bụi bẩn, máy nén khí không được bảo dưỡng định kỳ còn dẫn tới hiện tượng dầu bị keo, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy nén khí. Dấu hiệu nhận biết không sử dụng dầu đúng loại là dầu mới thay đã biến màu bất thường khi máy mới chạy trong khoảng thời gian ngắn, dầu có nhiều bọt.
- Thay dầu mới là giải pháp duy nhất để khắc phục điều này. Hiện tại dầu cho máy nén khí phổ biến nhất có hai gốc dầu là gốc dầu khoáng và gốc dầu tổng hợp. Đối với các dầu gốc khoáng thì thời gian thay dầu sẽ dao động trong khoảng 2500-3000h. Còn đối với dầu gốc tổng hợp thì thời gian thay dầu sẽ dài hơn rất nhiều. Có loại lâu nhất thì lên tới 12000h, thấp hơn một chút là 8000h hoặc 5000h, tuy nhiên, thời gian từng hãng quy định thay thế dầu còn chịu tác động của điều kiện môi trường chạy máy. Khi thay dầu, người sử dụng phải chắc chắn là đã tháo hết dầu cũ (trong bình chứa dầu, trong bầu lọc dầu, dàn làm mát và đầu trục vít). Dầu mới phải là dầu chuyên dùng của máy nén khí trục vít.
Sau đây mình sẽ đưa ra một số nguyên nhân cơ bản và phân tích cách khắc phục:
- Do phòng đặt máy nén khí quá nhỏ, quá thấp, không có cách nhiệt, không có hệ thống cấp gió tươi, không có hệ thống thoạt gió nóng từ máy nén khí thổi ra, không có hệ thống quạt thông gió, các máy nén khí hoặc máy nén khí máy sấy khí đặt không đúng vị trí. Điều đó sẽ làm cho máy nén khí hút nạp trực tiếp khí nóng do bản thân thải ra trong phòng máy (mà không hút được khí mát, khí tươi ngoài môi trường) sẽ làm cho máy nén khí bị nóng. Quá trình này nếu cứ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ làm cho máy nén khí càng ngày càng bị nóng lên.
- Để cải thiện vấn đề này cần một hệ thống thông gió cho phòng đặt máy nén khí, có thể sử dụng phương pháp thông gió kết hợp vừa hút vừa thổi, tuy nhiên đường cấp khí tươi phải lắp lưới lọc để tránh đưa bụi vào phòng làm giảm hiệu suất máy nén. Bên cạnh đó để thoát gió nóng từ máy nén khí ra ngoài có thế lắp riêng một hệ thống kênh thoát gió nóng, chú ý mỗi máy có một kênh thoát gió riêng tránh khí nóng thải từ máy này lại chạy ngược vào máy kia.
2. Dầu máy bẩn
- Để máy hoạt động trong thời gian dài mà không thay dầu mới là lỗi mà người dùng hay mắc phải. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là dầu có màu đen vẩn đục. Dầu bẩn làm giảm khả năng tản nhiệt. Cũng có thể loại dầu thay thế không đúng chủng loại, kém chất lượng dẫn tới nhiệt độ đầu nén tăng cao, nếu môi trường bụi bẩn, máy nén khí không được bảo dưỡng định kỳ còn dẫn tới hiện tượng dầu bị keo, ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy nén khí. Dấu hiệu nhận biết không sử dụng dầu đúng loại là dầu mới thay đã biến màu bất thường khi máy mới chạy trong khoảng thời gian ngắn, dầu có nhiều bọt.
- Thay dầu mới là giải pháp duy nhất để khắc phục điều này. Hiện tại dầu cho máy nén khí phổ biến nhất có hai gốc dầu là gốc dầu khoáng và gốc dầu tổng hợp. Đối với các dầu gốc khoáng thì thời gian thay dầu sẽ dao động trong khoảng 2500-3000h. Còn đối với dầu gốc tổng hợp thì thời gian thay dầu sẽ dài hơn rất nhiều. Có loại lâu nhất thì lên tới 12000h, thấp hơn một chút là 8000h hoặc 5000h, tuy nhiên, thời gian từng hãng quy định thay thế dầu còn chịu tác động của điều kiện môi trường chạy máy. Khi thay dầu, người sử dụng phải chắc chắn là đã tháo hết dầu cũ (trong bình chứa dầu, trong bầu lọc dầu, dàn làm mát và đầu trục vít). Dầu mới phải là dầu chuyên dùng của máy nén khí trục vít.
3. Thiếu dầu
- Lượng dầu đủ cho hoạt động của máy nằm trong khoảng 2 vạch đỏ của thăm dầu khi máy hoạt động, nếu thấy lượng dầu thấp hơn vạch dưới, người dùng phải bổ xung thêm dầu cho máy.4. Hệ thống nước làm mát không hiệu quả
- Cần kiểm tra có nước làm mát qua các két nước làm mát dầu, khí hay không. Quan sát đồng hồ đo áp suất nước ở đầu vào và đầu ra, thông thường áp nước đầu vào khoảng 3.5 - 4.5bar, áp nước đầu ra 0.8 - 1bar. Kiểm tra tháp giải nhiệt nước có làm việc hay không, dùng súng bắn nhiệt độ nước trước và sau khi ra khỏi két làm mát, thông thường chênh nhiệt độ phải đạt 6 - 10 độ C.
- Quan sát mắt kính thăm nước đầu ra, nếu kính bị mờ và đóng cặn vôi thì phải tháo két dầu và két khí ra để vệ sinh hoặc sục rửa tuần hoàn bằng hóa chất, có thể lúc này két làm mát bị đóng cặn hoặc bị tắc. Trường hợp sục rửa hóa chất bạn nên thuê một đơn vị chuyên nghiệp và có bảo hành đàng hoàng thì mới yên tâm, mình đã chứng kiến nhiều trường hợp sau khi sục rửa két bị thủng và tất nhiên chi phí thay két mới có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Nguyên nhân có thể là sau khi sục rửa không trung hòa hóa chất còn trong đường ống về trung tính (pH = 7), lượng chất ức chế ăn mòn quá ít,...
- Nếu nhà máy bạn sử dụng một hệ thống khí nén tương đối lớn với nhu cầu tiêu thụ khí nén > 100 m3/p thì nên sử dụng hóa chất chống cáu cặn và ăn mòn cho hệ thống nước làm mát tuần hoàn. Các bạn có thể dùng hóa chất MP30 xuất xứ từ Nhật Bản.
5. Lọc dầu bị nghẹt, tắc
- Hiện tượng này rất dễ nhận biết khi bạn quan sát trên màn hình điều khiển, áp suất phun dầu dưới 5.2 bar là lọc dầu có dấu hiệu nghẹt, máy nén càng chạy thì giá trị này càng giảm và khi giảm đến khoảng 2.5 bar thì tự động dừng bảo vệ máy nén. Một dấu hiệu nữa là lúc máy chạy không tải áp phun dầu giảm rất nhanh có thể về âm và nhiệt độ đầu nén tăng dần (bình thường phải giảm) khiến cho máy nén chạy có tải trở lại nhiệt độ đầu nén vọt lên rất nhanh, báo lỗi dừng máy. Thống thường lọc dầu cần thay thế sau 4000h máy nén khí hoạt động liên tục nhưng theo kinh nghiệm của mình để tiết kiệm chi phí thay thế lọc dầu thì khi nào áp phun dầu dưới 4 bar bạn hay thay thế cũng không sao.
- Khi lọc dầu bị nghẹt thì bạn phải thay thế ngay. Tuy nhiên trường hợp lúc lọc dầu bị tắc nhưng bạn không có để thay thế ngay thì bạn nên cài đặt cho máy chạy có tải liên tục (nhất là vào những ngày nhiệt độ môi trường thấp) để tránh áp phun dầu tiếp tục giảm. Ngoài ra bạn cũng có thể tháo lọc dầu vệ sinh, sục rửa bằng dầu hỏa, chọc thủng màng "The first oil filter",... để chạy tạm thời.
6. Tách dầu bị nghẹt hoặc thủng
- Khi tách dầu bị nghẹt sẽ khiến áp suất trước tách tăng cao, nhiệt độ dầu và khí tăng cao trong quá trình tuần hoàn nhưng thể tích không thay đổi. Rất dễ nhận biết tách dầu bị tắc khi quan sát trên màn hình điều khiển chênh áp tách dầu " Dp Oil separator" > 0.4 bar. Thông thường thông số này nằm trong khoảng 0.13 - 0.28bar là ok, khi tăng đến trên 0.6 bar là phải thay ngay (Mức cảnh báo và dừng của máy thường là 0.8 bar và 1 bar).
- Khi tách dầu bị thủng thì Dp OS sẽ tăng cao sau đó giảm nhanh về 0, rất dễ nhận thấy lẫn nhiều dầu qua đường xả nước ngưng. Dầu giảm dần và nhiệt độ đầu nén tăng dẫn đến dừng máy. Trường hợp thủng tách phải thay ngay.
7. Van nhiệt bị hỏng
- Van nhiệt bị hỏng dẫn tới dầu không qua được két làm mát, nhiệt độ dầu máy nén khí đưa vào đầu nén tăng cao dẫn tới nhiệt độ trục vít tăng.- Khi kiểm tra bạn dùng súng bắn nhiệt độ dầu sau khi ra khỏi tách dầu về bộ van phân phối dầu và đường dầu sau khi ra khỏi lọc dầu về đầu nén, nếu chênh nhiệt độ thấp hơn mức (23 - 28 độ C) thì van nhiệt hoạt động không còn hiệu quả.
- Có 3 loại van nhiệt chủ yếu là loại 45oC, 60oC và 75 oC. Thông thường ở Việt Nam chỉ sử dụng loại 60oC với các máy nhỏ (Gae15) và loại 75oC với các máy lớn (G160W), khi van nhiệt hỏng phải thay ngay, trường hợp khôn có vật tư thay bạn có thể chêm thêm lông đền để tăng độ mở van nhiệt cho máy chạy tạm thời.
8. Van chặn dầu bị hỏng
- Van chặn dầu máy nén khí (Oil stop valve): loại van này chỉ có ở các máy châu âu hoặc các máy châu á nhưng đời mới, nếu van này bị hỏng cũng làm nhiệt độ đầu nén tăng cao.- Bạn cần tháo ra kiểm tra, nếu bị hỏng phải thay thế ngay.
9. Khe hở cao áp nhỏ, va chạm cơ khí
- Nguyên nhân chủ yếu do bi đầu nén bị mòn hoặc bị xô lệch ngoài ra còn có thể bụi bẩn rơi vào khoang đầu nén làm mất định tâm. Vòng bi bị mòn, vỡ bi, bề mặt trục vít, mặt gương bị biến dạng, bị xước.
- Khi nghe có tiếng kêu là ta cần phải kiểm tra thay thế bi và căn chỉnh lại, kiểm tra trục vít, mặt gương.
10. Cảm biến nhiệt độ bị hỏng hoặc chập chờn.
- Khi máy nén bị dừng báo lỗi nhiệt độ cao nhưng bạn dùng tay áp vào đầu nén và bình tách dầu không cảm thấy nóng bất thường, bạn cần kiểm tra cảm biến nhiệt độ đầu nén, các rắc cắm dây tín hiệu vào bộ điều khiển. Có thể các dây này bị lỏng khi quạt thông gió thổi quá mạnh hoặc quá trình đóng mở cửa máy nén không cẩn thận.
CHÚC CÁC BẠN XỬ LÝ TỐT CÁC LỖI NHIỆT ĐỘ CAO MÁY NÉN KHÍ CỦA MÌNH GẶP PHẢI ĐỂ MÁY HOẠT ĐỘNG ĐƯỢC BỀN BỈ VÀ LÂU DÀI :)
0 nhận xét