- Lúc: 23:08
I.1.1. Giới thiệu chung
Cá cơm (Stolephorus) thuộc họ cá Trổng (engraulidae) chủ yếu sống trong nước mặn (có một số loài sống trong nước ngọt hay nước lợ), có kích thước nhỏ, là họ cá đứng đầu về sản lượng trong ngành khai thác hiện nay trên thế giới và là đối tượng đánh bắt quan trọng trong nghề cá nổi ven biển phân bố rộng từ Bắc đến Nam ở nước ta. Theo ước tính của Viện nghiên cứu biển Nha Trang trữ lượng cá cơm của nước ta vào khoảng 50÷60 vạn tấn. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, giá thành rẻ và thời gian thủy phân nhanh hơn so với một số loại cá khác nên cá cơm trở thành nguyên liệu sản xuất nước mắm chính của các hãng nước mắm nổi tiếng như Phú Quốc, Nha Trang, Phan Thiết…
Cá cơm thường sống thành từng đàn chủ yếu tập trung ở các vùng ven biển (độ sâu dưới 100m) của biển nhiệt đới và cận nhiệt đới, có một số loài phân bố rộng vào các cửa sông. Các nơi có sản lượng cá cơm cao là: Quảng Ninh, Cửa Lò, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết. Các loài chiếm ưu thế trong khai thác là: cá cơm than-stolephorus heterolobus Ruppel ở Phú Quốc, cá cơm trổng ( hay cá cơm Ấn Độ)-stolephorus indicusBleeker ở Bình Định, cá cơm đỏ-Stolephorus zollingeri Bleeker và cá cơm săng-Stlephorus tri bleeker ở Nha Trang. Ở Việt Nam giống cá cơm có khoảng 140 loài.
0 nhận xét