Từ năm 2008, một câu chuyện đáng chú ý đã được lan truyền về việc phát hiện hai người còn sống sót từ vụ đắm tàu Titanic bao gồm cả vị thuyền trưởng sau 79 năm trôi qua. Cả hai nạn nhân đều không hề già đi và câu chuyện này được xem là một minh chứng cho sự tồn tại của lỗ “hổng thời gian”. Có thực sự là chuyện này chưa từng xảy ra?

Chắc hẳn nhiều người trong số các bạn đã đọc câu chuyện này vì khi tìm kiếm tài liệu tham khảo về nó tôi đã tìm thấy câu chuyện giống hệt trên nhiều trang blog, trang web, liên kết Facebook và nhiều diễn đàn. Sau đây tôi xin trích dẫn lại câu chuyện này:

Hai nạn nhân của thảm họa Titanic năm 1912 đột nhiên xuất hiện trong tình trạng còn sống. Về thể chất, họ không hề thay đổi so với trước đây. Bí ẩn về những sự kiện xảy ra cách đây vài năm và đã gây nên một sự khuấy động là sự tái xuất hiện của các nạn nhân may mắn trong thảm họa tàu Titanic. Trong số hai nạn nhân may mắn này, một người là một hành khách nữ được phát hiện vào năm 1990 và người kia là thuyền trưởng của tàu Titanic được tìm thấy năm 1991.

Thuyền của thuyền trưởng Smith được phát hiện vào ngày 09/08/1991, một năm sau khi phát hiện nạn nhân mang tên Wenny Kathe. Kathe được cứu sống từ trên đỉnh một núi băng. Sau nhiều thập kỷ trôi dạt trên biển nhưng thuyền trưởng Smith không hề già đi hay ốm yếu. Ông lúc này đã 139 tuổi nhưng trông vẫn như một người đàn ông 60 tuổi và thậm chí ông vẫn cho rằng đó là thời điểm xảy ra vụ đắm tàu Titanic vào ngày 15/04/1912. Thông qua các hồ sơ nhận dạng dấu vân tay vẫn còn được lưu giữ, danh tính của thuyền trưởng Smith đã có thể được xác nhận.

Một nạn nhân khác của vụ đắm tàu này, Wenny Kathe, 29 tuổi, được cứu từ một núi băng ở Bắc Đại Tây Dương vào ngày 24/09/1990. Nhưng điều khiến mọi người ngạc nhiên là từ khi biến mất vào năm 1912 đến nay, bà không hề có dấu hiệu già đi. Bà được tìm thấy và giải cứu trên một tảng băng cách Iceland 363 dặm về phía tây nam. Văn phòng hàng hải đã tìm thấy một danh sách các hành khách trên chuyến tàu Titanic và xác nhận tính đúng là có hành khách tên Wenny Kathe trên tàu. Thuyền trưởng Smith và Kathe chính là những bằng chứng sống chứng minh sự tồn tại của lỗ hổng thời gian.
Khi đọc câu chuyện này, một số người trong các bạn sẽ sớm cho rằng đây chỉ là một trò lừa bịp. Tôi cũng vậy. Điều tôi cần làm là chứng minh điều đó. Và tôi đã bắt đầu điều tra. Tất cả bắt đầy từ một câu hỏi. Nếu câu chuyện này là thật, tại sao tôi chưa từng nghe thấy nó được thảo luận trên tivi hay trên báo? Tại sao tôi chưa từng thấy thuyền trưởng Smith hay Wenny Kathe xuất hiện trên tivi và kể về những trải nghiệm của họ? Có thể là vì tôi là một người nghiện máy tình và ít xem tivi?

Vì vậy, tôi mở Google và gõ tên Wenny Kathe, cố gắng tìm kiếm câu chuyện này trên Discovery hay National Geographic, hay ít nhất là trên một trang tin nước ngoài khác. Khi tôi gõ cái tên này, Google trả về 3.510 kết quả. Tôi đã nghĩ đây chắc hẳn là một câu chuyện có thật. Tuy nhiên, có gì đó rất lạ. Tất cả các kết quả tìm kiếm đều là tiếng Indonesia. Tôi nhấp vào các kết quả tìm kiếm đến trang cuối cùng của Google và chỉ tìm ra 2 trang blog bằng tiếng Anh và một trang blog tiếng Malay (có thể là Malaysia hoặc Brunei) thảo luận về câu chuyện này. Tôi không thể tìm thấy câu chuyện này trên Discovery hay bất kỳ trang tin ngoài nào khác. Có điều gì đó không đúng.


Sau khi tôi kiểm tra hai trang blog tiếng Anh, tôi nhận thấy có vẻ một trong hai trang này được tạo nên bởi người Indonesia. Trang blog có tên theuniquenews.blogspot.com đăng câu chuyện này vào tháng 02/2007. Và tôi tin rằng đây là lần đầu tiên câu chuyện này được đăng tải. Trang blog tiếng Malay đăng câu chuyện này mang tên kebenarannya.tripod.com. Không có mô tả ngày tháng tác giả đăng câu chuyện này.

Như tôi đã nói, tôi nhận thấy câu chuyện này bằng tiếng Indonesia giống hệt như trên các trang blog và trang mạng tôi có thể tìm thấy trên Google và hầu hết tất cả các trang blog đều sao chép câu chuyện này mà không đề cập đến nguồn gốc. Do đó, ban đầu tôi gặp khó khăn trong việc tìm ra nguồn đầu tiên của câu chuyện này (trong các trang tiếng Indonesia). Nhưng cuối cùng tôi đã tìm thấy và tôi tin rằng (mặc dù tôi không có bằng chứng chắc chắn) trang web đầu tiên phổ biến câu chuyện này bằng tiếng Indonesia là rileks.com, đăng vào ngày 07/06/2008. Có lẽ rileks.com đã dịch câu chuyện này từ trang uniquenews.blogspot.com hoặc kebenarannya.tripod.com.

Sau đó tôi đã tiến hành điều tra sâu thêm. Đầu tiên, tôi đọc câu chuyện này và cố gắng thấu hiểu nó. Sau đó, tôi đã phát hiện một số điểm khác biệt và không chính xác mà tôi cảm thấy khá lộn xộn. Cụ thể, thuyền trưởng Smith đáng ra phải là 141 tuổi vào năm 1991 chứ không phải 139. Và thuyền trưởng Smith cho biết danh tính của ông đã được xác nhận bằng hồ sơ dấu vân tay được lưu trong hồ sơ hàng hải. Tôi nghi ngờ liệu vào năm 1912 hồ sơ hàng hải đã sử dụng dấu vân tay để ghi chép thông tin về các thủy thủ hay chưa.

Sau đó, trong đoạn thứ hai, Wenny Kathe được cho là đã được cứu từ một núi băng nhưng đoạn thứ tư trong câu chuyện lại nói rằng Wenny được cứu từ một tảng băng. Núi băng và tảng băng tất nhiên khác nhau. Và, có lẽ phần lộn xộn nhất là các câu mâu thuẫn nhau trong câu chuyện này. Câu chuyện trên được liên kết với hiện tượng “lỗ hổng thời gian”: Thuyền trưởng Smith, mặc dù đã 139 tuổi, nhưng trông vẫn như một người đàn ông 60 tuổi và thậm chí ông vẫn cho rằng đó là thời điểm xảy ra vụ đắm tàu Titanic vào ngày 15/04/1912″.

Tuy nhiên, thuyết “lỗ hổng thời gian” đã bị phá vỡ bởi một câu khác trong câu chuyện này: “Sau nhiều thập kỷ trôi dạt trên biển nhưng thuyền trưởng Smith không hề già đi hay ốm yếu”. Nếu thuyền trưởng Smith trôi dạt trên biển trong hàng thập kỷ vậy điều đó có liên quan gì đến “lỗ hổng thời gian”? Nếu ông ấy bước vào “lỗ hổng thời gian”, ông ấy chỉ mất một chút thời gian để đến với năm 1991.

Và như vậy, tôi ngày càng tin rằng câu chuyện này chỉ là một trò lừa bịp. Nhưng một câu chuyện không thể bị coi là một trò lừa bịp nếu không có bằng chứng chắc chắn. Một số người nói rằng, để biết được sự thật, chúng ta phải có mặt ngay tại địa điểm xảy ra sự việc. Nhưng tôi không nghĩ như vậy. Tôi cho rằng, để tìm ra sự thật về một sự kiện, chúng ta chỉ cần tìm chứng cứ dựa trên những “điều thông thường” được gọi là bằng chứng. Và tôi nghĩ rằng, Internet sẽ có thể giúp tôi làm điều này.

Và tôi đã tiếp tục cuộc điều tra của mình. Như tôi đã nói, có điều gì đó không đúng. Cái tên Wenny Kathe không thể được tìm thấy trên bất kỳ trang web tiếng Anh nào ngoại trừ hai trang blog tôi đề cập trước đó. Vì vậy, tôi quyết định tập trung vào cái tên này. Bên cạnh đó, anh ta là nhân vật chính của chúng ta đúng không? Nhưng sao? Không phải là cái tên này không thể tìm được trong bất cứ phương tiện truyền thông nước ngoài nào sao? Do đó, tôi quyết định đi tìm cái tên này ở một nơi thích hợp – danh sách hành khách trên tàu Titanic bị đắm. Trên mạng Internet, một danh sách tên như vậy rất khó tìm. Vì vậy tôi đã vào trang encyclopedia-titanica.org và… tôi đã tìm ra.

Tôi đã phát hiện cái tên Wenny Kathe không tồn tại trong danh sách hành khách của tàu Titanic. Wenny Kathe chỉ là một nhân vật hư cấu. Nhưng còn về thuyền trưởng Smith, chúng ta đều biết ông ấy không phải là một nhân vật hư cấu. Thuyền trưởng Edward John Smith là thuyền trưởng của con tàu Titanic.

Vì cái tên Wenny Kathe là một nhân vật hư cấu, tôi không thể tiếp tục sử dụng từ khóa này trên Google. Sau đó, tôi đã thử một vài từ khóa và cuối cùng tôi đã tìm ra bằng chứng và lập luận để có thể thuyết phục mọi người rằng câu chuyện này chỉ là trò lừa bịp. Tôi muốn nói đến trang blog mà tôi đã cho rằng đó là nguồn của câu chuyện này trong tiếng Anh. Nhưng tôi đã sai. Trang theuniquenews.blogspot.com không phải là nơi đầu tiên đăng tải câu chuyện này. Nguồn đầu tiên của câu chuyện này là tạp chí Weekly World News số phát hành tháng 06/1992. Tôi đã tìm thấy tạp chí này trong kho lưu trữ của Google. Đây là bìa cuốn tạp chí số ra tháng 06/1992 này.


Tạp chí này là một tạp chí chuyên đăng các tin tức bán hư cấu. Ví dụ, trong một ấn phẩm, tạp chí này đã đăng một bức ảnh một con quái vật tấn công một con thuyền. Trong bài viết này, sự việc và bức ảnh được gọi là một câu chuyện có thật.


Ví dụ về một bài viết trong số ra tháng 06/1992.


Ngạc nhiên đúng không? Và đây là trang mô tả câu chuyện về tàu Titanic.


Với sự toàn vẹn của một tạp chí như thế này, chúng ta có thể cho rằng câu chuyện này là một trò lừa bịp không? Tất nhiên là không. Tạp chí này cũng đăng những câu chuyện có thật. Nhưng tôi đã tìm được một manh mối khác. Hãy đọc tên của người phụ nữ dưới đây.


Người phụ nữ còn sống sót sau vụ đắm tàu Titanic được tạp chí này gọi tên là Winnie Coutts chứ không phải Wenny Kathe. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tôi không thể tìm thấy cái tên Wenny Kathe trong bất kỳ phương tiện truyền thông tiếng Anh nào. Và sự thật tiếp theo chúng ta biết được là trang theuniquenews.blogspot.com đã mắc lỗi. Và tôi bắt đầu tập trung vào cái tên Winnie Coutts. Tôi mở Goole, gõ tên Winnie Coutts và tôi đã tìm ra. Tôi đã quay trở lại trang encyclopedia-titanica.org để xem danh sách hành khách trên tàu Tintanic và đã tìm thấy tên của Winnie Coutts trong danh sách hàng khách hạng 3. Các bạn thậm chí còn có thể giá vé cô ấy đã phải trả trong bức ảnh này.


Nêu việc Winnie Coutts là hành khách của tàu Titanic là thật, có thể Weekly World News không nói dối? Điều này thỏa mãn tâm trí tôi trong chốc lát. Nhưng đột nhiên, tôi có một linh cảm. Nếu suy đoán của tôi là đúng, đây có thể là bằng chứng mà tôi đang tìm kiếm. Tôi ngay lập tức quay trở lại trang encyclopedia-titanica.org. Suy đoán của tôi đã đúng. Tôi đã tìm thấy lời chúc mừng Winnie Coutts thoát khỏi thảm họa Titanic. Sau thảm họa này, bà và gia đình đã chuyển đến New Jersey cho đến khi bà qua đời ở tuổi 84 vào ngày 29/02/1996. Trong khi đó, thuyền trưởng Smith, như chúng ta đều biết, đã thiệt mạng trong vị tai nạn này.

Weekly World News hóa ra đã lợi dụng cái trên Winnie Coutts để tạo ra một câu chuyện giả tưởng. Không hề có chuyện phát hiện thuyền trưởng Smith hay Winnie Coutts (hay Wenny Kathe) vào năm 1990 và 1991. Nếu Weekly World News sử dụng tên của những hành khách đã bị mất tích, có thể sẽ có những yếu tố cần được tranh luận. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng tên của người còn sống sót, tạp chí này như muốn cho chúng ta biết câu chuyện này chỉ là một trò lừa bịp.


Tôi nghĩ rằng tôi đã có bằng chứng đủ thuyết phục để chứng minh câu chuyện về hành khách trên chuyến tàu Titanic và “lỗ hổng thời gian” chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng.

Nguồn: http://nguyentandung.org/su-that-ve-viec-hai-nan-nhan-vu-chim-tau-titanic-van-con-song-nho-lo-hong-thoi-gian.html

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap