Ở bài này EBOOKBKMT sẽ đưa ra cho các bạn một loạt các câu hỏi chuyên về ngành Nhiệt Lạnh. Đây là các câu hỏi được sưu tầm và tổng hợp. Các bạn hãy cố suy nghĩ và trả lời cũng như bàn luận với các thành viên khác để nâng cao kiến thức của mình nhé.

Đề nghị: Khi trả lời cho câu hỏi nào các bạn copy câu hỏi kèm theo để mọi người tiện theo dõi. Bây giờ chúng ta bắt đầu nào !

A. NHIỆT ĐỘNG VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

1. Hãy giải thích cơ chế của quá trình truyền nhiệt khi cấp đông sản phẩm thịt, cá, tôm,…

2. Hãy vẽ sơ đồ, phân tích ưu nhược điểm của hệ thống 2,3 đường ống nước lạnh trong hệ thống điều hòa không khí?

3. Các phương pháp tính toán hệ thống đường ống phân phối gió?

4. Hãy biểu diễn trên đồ thị t-d quá trình làm việc của một hệ thống điều hòa không khí loại cấp gió tươi?

5. Nêu nguyên lý hoạt động của máy lạnh?

6. Khi máy lạnh không đủ tải thì phải làm sao? Nêu lý do và cách khắc phục?

7. Tại sao phải đặt máy lạnh trên cao?

8. Vì sao đường kéo dài của quá trình làm mát có tách ẩm trên đồ thị không khí ẩm cần phải cắt đường j = 100%?

9. Ngoài thị trường nguyên liệu chính để chế tạo đá khô là gì? Nước có thể dùng làm nguyên liệu chế tạo đá khô được không? Hãy sử dụng đồ thị pha p-T của chất thuần khiết để giải thích?

10. Nhiệt lượng luôn truyền từ nơi có nhiệt độ cao sang nơi có nhiệt độ thấp hơn. Trong máy lạnh thì nhiệt lượng di chuyển theo chiều ngược lại điều này có trái với quy luật truyền nhiệt không? Tại sao?

11. Khảo sát một căn phòng có lắp một FCU. Cho biết khi phụ tải của căn phòng thay đổi thì hệ thống tự động điều chỉnh sự hoạt động của FCU như thế nào?

12. Trình bày mối quan hệ giữa nhiệt độ ngưng tụ và nhiệt độ nước làm mát. Khi phụ tải bình ngưng thay đổi thì cơ cấu tự động nên tác động như thế nào? Cái gì đảm nhận nhiệm vụ này?

13. Trình bày mối quan hệ giữa nhiệt độ nước làm mát và áp suất của tác nhân lạnh ra khỏi máy nén.

14. Trình bày mối quan hệ giữa nhiệt độ nước cần làm lạnh và áp suất của tác nhân lạnh đi vào máy nén.

15. Khái niệm vật lý về nóng và lạnh? Sự làm lạnh của một vật được diễn ra bằng cách nào? Hãy nêu cả 2 trường hợp: làm lạnh đến nhiệt độ môi trường xung quanh và thấp hơn nhiệt độ ấy?

16. Làm lạnh bằng tiết lưu?

17. Chu trình bơm nhiệt là gì? Ứng dụng của nó?

18. Các tính chất nhiệt động của tác nhân lạnh là gì? Hãy so sánh tính chất nhiệt động giữa ammoniac và Freon?

19. Các tính chất hoá lý của tác nhân lạnh là gì? ? Hãy so sánh giữa ammoniac và Freon?

20. Hãy liệt kê tất cả các loại chất tải lạnh và nói rõ phạm vi ứng dụng của từng loại?

21. Chu trình máy lạnh 1 cấp đơn giản nhất (không có bình làm lạnh hoặc hồi nhiệt) làm việc với hơi bão hòa? Vẽ sơ đồ và biểu diễn các quá trình trên giản đồ T-S? Viết công thức xác định hệ số làm lạnh của chu trình e?

22. Chu trình máy lạnh 1 cấp làm việc với hơi bão hòa? Vẽ sơ đồ và biểu diễn các quá trình trên giản đồ T-S? Hãy nói mục đích của việc sử dụng bình quá lạnh? Giải thích?

23. Chu trình máy lạnh 1 cấp có sử dụng bình hồi nhiệt? Vẽ sơ đồ và biểu diễn các quá trình trên giản đồ T-S? Mục đích? Phạm vi sử dụng? Cách xác định thông số của điểm 3’?

24. Chu trình máy lạnh 2 cấp và làm lạnh trung gian không hoàn toàn? Vẽ sơ đồ và biểu diễn các quá trình trên giản đồ T-S? Viết công thức xác định áp suất trung gian Ptg?

25. Chu trình máy lạnh 2 cấp và làm lạnh trung gian hoàn toàn? Vẽ sơ đồ và biểu diễn các quá trình trên giản đồ T-S? Viết công thức xác định áp suất trung gian Ptg?

26. Chu trình máy lạnh 2 cấp và làm lạnh trung gian hoàn toàn có thiết bị trao đổi nhiệt nằm trong bình trung gian? Vẽ sơ đồ và biểu diễn các quá trình trên giản đồ T-S? Nêu ưu điểm của nó so với không có thiết bị trao đổi nhiệt? Viết công thức xác định áp suất trung gian Ptg?

27. Chu trình máy lạnh bậc thang? Vẽ sơ đồ và biểu diễn trên giản đồ T-S? Phạm vi sử dụng?

28. Đặc điểm của quá trình trao đổi nhiệt và chất trong dàn lạnh? Hãy biểu diễn các quá trình trên giản đồ I-d?

29. Vẽ sơ đồ nguyên lý của của tháp làm lạnh? Mô tả sự hoạt động? Phương thức truyền nhiệt và truyền chất?

30. Vật liệu cách nhiệt phòng lạnh? Các yêu cầu đối với vật liệu cách nhiệt?

31. Vật liệu cách ẩm phòng lạnh?

32. Phân biệt sơ đồ làm lạnh trực tiếp và gián tiếp? Nêu ưu khuyết điểm và phạm vi sử dụng của từng loại?

33. Phân biệt sơ đồ nhiệt của hệ thống lạnh không sử dụng bơm lỏng và có sử dụng bơm lỏng? Nêu ưu khuyết điểm và phạm vi sử dụng của từng loại?

34. Theo quan điểm truyền nhiệt thì việc dẫn lỏng vào dàn lạnh từ trên xuống và từ dưới lên cách nào sẽ tốt hơn? Giải thích?

35. Tổn thất lạnh ra môi trường xung quanh bao gồm các tổn thất nào? Viết công thức xác định tổn thất lạnh qua vách bao che? Hãy nói cách xác định hệ số K trong công thức đối với kho lạnh và phòng làm việc có điều hòa không khí?

36. Viết công thức xác định tổn thất lạnh để làm lạnh sản phẩm?

37. Viết công thức xác định tổn thất lạnh để thông gió (viết cho 2 loại phòng : phòng trữ lạnh rau quả và phòng làm việc)?

38. Tổn thất lạnh trong vận hành bao gồm các tổn thất nào?

39. Khi xác định phụ tải tính toán của máy nén và dàn lạnh cho nhà máy đông lạnh có một vấn đề rất quan trọng là chọn thời điểm tính toán trong năm. Bạn hãy cho biết quan điểm của mình (có minh họa bằng hình vẽ)?

40. Biễu diễn các quá trình trao đổi nhiệt trong phòng ẩm trong phòng có điều hòa không khí trên giản đồ i-d? Giải thích?

41. Định nghĩa nhiệt hiện và nhiệt ẩn

42. Cách xác định hệ số SHF của một quá trình nào đó trên đồ thị t-d

43. Ứng với các không gian có hệ số RSHF nhỏ, ta sẽ gặp khó khăn gì trong việc xử lý không khí trước khi cấp vào không gian đó? Có thể có giải pháp kỹ thuật gì để đáp ứng yêu cầu này?

44. Giải thích vì sao trong thực tế không khí khi đi ra khỏi dàn lạnh không nằm trên đường 100%? Từ đó giới thiệu khái niệm hệ số BF.

45. Nêu điều kiện cơ bản mà không khí cấp vào không gian cần điều hòa cần phải thỏa mãn để có thể lấy đi phụ tải nhiệt hiện và nhiệt ẩn của không gian đó.

46. Hệ số RSHF của phòng học và của vũ trường? Trường hợp nào có RSHF lớn hơn?

47. Định nghĩa độ ẩm tương đối. Giải thích vì sao khi dùng điện trở cấp nhiệt thì độ ẩm tương đối giảm xuống.

48. Trình bày tất cả các trường hợp có thể xảy ra của quá trình trao đổi nhiệt và ẩm đa biến

49. Cách xác định nhiệt độ đọng sương và nhiệt độ nhiệt kế ướt trên đồ thị I-d và t-d?

50. Trình bày cách xác định trạng thái không khí (trên đồ thị) khi biết: (i) nhiệt độ nhiệt kế khô và nhiệt độ nhiệt kế ướt, (ii) nhiệt độ nhiệt kế ướt và nhiệt độ đọng sương

51. Khảo sát không khí ẩm ở trạng thái 1. Nếu t1 = const còn tư1 giảm xuống thì độ ẩm biến đổi như thế nào?

52. Nhiệt lượng nhả ra từ dàn nóng là nhiệt hiện hay nhiệt ẩn? Nhiệt lượng không khí nhả ra khi đi qua dàn lạnh là nhiệt hiện hay nhiệt ẩn?

53. Phân loại các phụ tải của không gian cần điều hòa không khí

54. Khảo sát một không gian lắp kính có bốn vách quay về hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Nêu các nguyên tắc cơ bản để xác định thời điểm lượng bức xạ mặt trời xâm nhập lớn nhất vào không gian đó (qua các cửa kính) trong một ngày khảo sát cụ thể nào đó.

55. Giải thích ý nghĩa của việc điều chỉnh các hệ số xác định lượng bức xạ mặt trời xuyên qua cửa sổ bằng kính ở bảng 7.9 (sách ĐHKK)

56. Khảo sát dàn lạnh kiểu ống-cánh. Cho biết, trong hai trường hợp là dàn lạnh dùng trong cấp trữ đông và dàn lạnh dùng trong điều hòa không khí, loại dàn lạnh nào có thể chấp nhận bước cánh nhỏ hơn?

57. Cho một vài ví dụ về các đối tượng có thể gây ra phụ tải nhiệt hiện, phụ tải nhiệt ẩn trong không gian cần điều hòa không khí

58. Về mặt thiết kế, tốc độ chuyển động của không khí trong ống gió cấp nên lớn hay nhỏ hơn so với tốc độ chuyển động của không khí trong ống gió hồi?

59. Giải thích vì sao các chi tiết đặc biệt (ví dụ như đoạn cong, đoạn ống thay đổi tiết diện, hay đoạn ống rẽ nhánh,…) cần phải được đặt cách miệng ra của quạt một khoảng cách tối thiểu nào đó? Có thể xác định khoảng cách tối thiểu này?

60. Giải thích nội dung của phương pháp tính tổn thất áp suất của đoạn ống cong bằng phương pháp chiều dài tương đương

61. Khi qua đoạn ống thu hẹp, sự biến đổi của các thành phần áp suất động và áp suất tĩnh diễn biến như thế nào?

62. Khi qua đoạn ống mở rộng, sự biến đổi của các thành phần áp suất động và áp suất tĩnh diễn biến như thế nào?

63. Phương trình Bernoulli trong tính toán tổn thất áp suất của đường ống dẫn (ví dụ đường ống dẫn nước)

64. Tổn thất áp suất trong các đoạn ống dẫn nước làm bằng vật liệu khác nhau (nhưng giống nhau về kích thước, hình dạng hình học và tốc độ chuyển động của nước) có giống nhau không?

65. Tổn thất áp suất của đường ống dẫn nước thẳng sẽ biến đổi như thế nào khi cách lắp đặt ống khác nhau (ví dụ nước chảy lên, nước chảy xuống, nước chảy theo phương nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang)?

66. Tổn thất áp suất của đường ống dẫn không khí thẳng sẽ biến đổi như thế nào khi cách lắp đặt ống khác nhau (ví dụ không khí chuyển động từ dưới lên, không khí chuyển động từ trên xuống, …)?

67. Theo chiều chuyển động của nước, nên đặt bơm trước hay sau bình ngưng?

68. Theo chiều chuyển động của nước, nên đặt bơm trước hay sau bình bốc hơi?

69. Giải thích bản chất của hiện tượng đọng sương ở các dàn lạnh

70. Lớp cách nhiệt của các ống dẫn gió và dẫn nước trong điều hòa không khí có những nhiệm vụ gì?

71. Nói rõ về các ký hiệu tác nhân lạnh thường được dùng hiện nay như CFC, HCFC và HFC

72. ODP và GWP là gì?

73. Cách đặt tên các tác nhân lạnh theo ASHRAE?

74. Trình bày quá trình trao đổi nhiệt-ẩm ở tháp giải nhiệt.

75. Có thể bị hiện tượng gì nếu bọc ống dẫn gió hay ống dẫn nước không kỹ?

76. Trình bày các giải pháp thực tế để treo ống dẫn gió trên trần.

77. Vai trò của bộ biến tần trong kỹ thuật điều hòa không khí?

78. Nếu muốn đảo chiều quay của động cơ ba pha không đồng bộ thì phải làm thế nào?

79. Cách bảo vệ mất pha của mạng điện ba pha?

80. Nêu nguyên tắc bảo vệ quá dòng ở động cơ ba pha không đồng bộ.

81. Relay bảo vệ áp suất cao và áp suất thấp?

82. Tổng quát về kỹ thuật sấy lạnh, mục đích? Đồ thị I-d tương ứng?

83. Về mặt lắp đặt, nên bố trí bình ngưng và bình bay hơi trước hay sau bơm nước?



B. MÁY NÉN

1. Ảnh hưởng của khoảng chết đến thể tích hút của máy nén khi tỷ số nén thay đổi? Nhận xét?

2. Máy nén kín, nửa kín và hở: ưu khuyết điểm và ứng dụng?

3. Tỷ số nén có thể chấp nhận được đối với các loại máy nén là bao nhiêu?

4. Đối với máy nén nửa kín, làm thế nào để giải nhiệt cuộn dây động cơ điện?

5. Hãy nêu 5 loại máy nén thường dùng trong kỹ thuật lạnh: nguyên lý làm việc và phạm vi ứng dụng

6. Ưu điểm của máy nén xoắn ốc?

7. Đối với máy nén có bơm dầu bôi trơn, hãy nêu điều kiện về áp suất dầu để máy nén hoạt động?

8. Nếu hơi hút (về máy nén) bị quá nhiệt nhiều thì ảnh hưởng đến máy nén như thế nào?

9. Nếu hơi hút ở trạng thái bão hòa (bằng nhiệt độ bốc hơi) thì ảnh hưởng gì đến máy nén? Vì sao thường phải chỉnh hơi hút ở trạng thái quá nhiệt?

10. Mục đích của việc làm lạnh dầu và gia nhiệt dầu trong máy nén?

11. Mục đích chính của việc giải nhiệt máy nén pittông?

12. Phân tích sự ảnh hưởng của nhiệt độ ngưng tụ tk và nhiệt độ bay hơi t0 đến hiệu quả làm việc của máy lạnh có máy nén hơi 1 cấp?

13. Nếu ta có hệ thống máy lạnh 2 cấp với nhiệt độ bay hoiï t0 = - 40oC nhưng không có máy nén 2 cấp mà chỉ có 2 máy nén 1 cấp thì có thể thực hiện được không? Nếu được hãy vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động và quy trình khởi động và ngừng cho hệ thống này? Cần có lưu ý gì khi chọn máy nén cho mỗi cấp?

14. Hãy so sánh ưu nhược điểm của máy nén pittông so với máy nén trục vít?

15. Các phương pháp điều chỉnh công suất (tải) của máy nén pittông?

16. Các phương pháp điều chỉnh công suất (tải) của máy nén trục vít?

17. Phân loại và so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa bơm, quạt và máy nén?

18. Thế nào là hành trình khô của máy nén pittông? Mục đích? Hãy biểu diễn các quá trình trên giản đồ T-S? So sánh hệ số làm lạnh e của nó với chu trình hơi bão hòa? Phương pháp tạo hơi khô cho máy nén?

19. Mục đích của nén nhiều cấp và có làm lạnh trung gian? Tỷ số nén có giá trị bằng bao nhiêu thì phải chuyển sang nhiều cấp?

20. Vẽ sơ đồ nguyên lý của máy nén rôto? Mô tả? Phạm vi sử dụng? Ưu khuyết điểm?

21. Nói nguyên lý làm việc của máy nén trục vít? Phạm vi sử dụng? Ưu khuyết điểm? Hệ thống dầu của máy nén trục vít?

22. Nói nguyên lý làm việc của máy nén tuabin (ly tâm)? Phạm vi sử dụng? Ưu khuyết điểm?

23. Nói nguyên lý làm việc của máy nén xoắn ốc? Phạm vi sử dụng? Ưu khuyết điểm?

24. Hãy liệt kê tất cả các tổn thất thể tích trong máy nén pittông (không cần viết công thức)? Vẽ đồ thị chỉ thị của máy nén pittông và giải thích?

25. Hãy liệt kê tất cả các tổn thất năng lượng của máy nén pittông (không cần viết công thức)?

26. Trình bày một số điểm khác nhau cơ bản giữa quạt ly tâm và quạt hướng trục

27. Về mặt nhiệt động, giải thích rõ vì sao khi tỉ số nén tăng thì hiệu quả của máy nén piston bị giảm?

28. Áp suất đầu hút và đầu đẩy của một máy nén nào đó là những giá trị được xác định sẵn hay bị phụ thuộc vào những yếu tố khác?

29. Trình bày sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của máy nén rotor.

30. Trình bày sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của máy nén trục vít.

31. Trình bày sơ đồ nguyên lý và nguyên tắc hoạt động của máy nén ly tâm.

C. THIẾT BỊ NGƯNG TỤ VÀ THIẾT BỊ BAY HƠI

1. Hãy nêu các loại thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng nước thường dùng, ưu nhược điểm?

2. Nước giải nhiệt thiết bị ngưng tụ có cần phải sạch (cơ học và hóa học) không? Giải thích?

3. Nêu biện pháp làm sạch thiết bị ngưng tụ bị dơ?

4. Điểm khác nhau giữa thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng nước của chất môi giới NH3 và của môi chất họ hydro cacbon?

5. Vẽ sơ đồ giải nhiệt bộ ngưng tụ kết hợp với tháp giải nhiệt (cooling tower)? Giải thích?

6. Những thông số chính ảnh hưởng đến năng suất giải nhiệt của thiết bị ngưng tụ dùng không khí cưỡng bức?

7. Bộ bốc hơi kiểu khô và kiểu ngập lỏng: định nghĩa, ưu khuyết điểm và phương pháp điều chỉnh môi chất?

8. Các biện pháp xả tuyết (defrost) đối với bộ bốc hơi nhiệt độ thấp?

9. Phương pháp xả đá dàn lạnh? Mục đích xả đá?

10. Tại sao trong kho cấp trữ đông cần phải xả đá? Các phương pháp xả đá? Ưu khuyết điểm của từng phương pháp. Trong tủ lạnh gia đình thường dùng phương pháp nào?

11. Ưu nhược điểm của phương pháp giải nhiệt cho thiết bị ngưng tụ bằng nước và bằng không khí?

12. Hãy nêu những điểm giống và khác nhau của bình ngưng ống nước nằm ngang của tác nhân lạnh Freon và NH3?

13. Tại sao trong bình ngưng vỏ bọc chùm ống người ta bố trí nước đi trong ống, tác nhân lạnh đi ngoài ống? Nếu đảo ngược lại vị trí có được không? Tại sao?

14. Tại sao dàn lạnh không khí lại cần làm cánh? Cánh này có khác với cánh của bình ngưng tụ Freon không? Giải thích?

15. Cánh của dàn lạnh điều hòa không khí và cấp trữ đông có khác nhau không? Giải thích?

16. Khi thiết kế bình ngưng tụ cho tác nhân lạnh NH3 thì việc đầu tiên cần phải lưu ý là gì?

17. Điều gì quyết định áp suất bay hơi? Điều gì quyết định áp suất ngưng tụ?

18. Nguyên lý cấu tạo của bình ngưng ống nước nằm ngang? Mô tả? Phương thức truyền nhiệt? Vận tốc nước tối ưu? Số đường nước? Sự khác nhau giữa bình ngưng NH3 và Freon? Vật liệu?

19. Nguyên lý cấu tạo của bình ngưng ống nước thẳng đứng? Mô tả? Phương thức truyền nhiệt? Phạm vi sử dụng? Vật liệu?

20. Nguyên lý cấu tạo của dàn ngưng xối tưới? Mô tả? Phương thức truyền nhiệt? Ưu khuyết điểm? Vật liệu?

21. Nguyên lý cấu tạo của dàn ngưng bốc hơi? Mô tả? Phương thức truyền nhiệt? Ưu khuyết điểm? Vật liệu?

22. Nguyên lý cấu tạo của dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí đối lưu cưỡng bức? Mô tả? Phương thức truyền nhiệt? Ưu khuyết điểm so vơi giải nhiệt bằng nước? Vật liệu? Vận tốc không khí?

23. Nguyên lý cấu tạo của dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí đối lưu tự nhiên? Mô tả? Phương thức truyền nhiệt? Phạm vi sử dụng? Vật liệu?

24. Cấu tạo dàn lạnh bề mặt đối lưu cưỡng bức? Phương thức truyền nhiệt? Các loại cánh và phương pháp gia công để đảm bảo sự tiếp xúc nhiệt giữa cánh và ống? Có trường hợp nào thì không cần làm cánh? Vận tốc gió? Vật liệu?

25. Phân biệt các loại dàn lạnh: trực tiếp, gián tiếp, đối lưu cưỡng bức và đối lưu tự nhiên? Nêu ưu khuyết điểm và phạm vi sử dụng của từng loại?

26. Nguyên lý cấu tạo của dàn lạnh tiếp xúc có các lớp đệm xối tưới? Mô tả? Phạm vi sử dụng?

27. Nguyên lý cấu tạo của bình bốc hơi? Mô tả? Phương thức truyền nhiệt? Vận tốc nước tối ưu? Số đường nước? Sự khác nhau giữa bình bốc hơi NH3 và Freon? Vật liệu?

28. Số pass nước trong bình ngưng và bình bốc hơi ảnh hưởng như thế nào đến các tính năng kỹ thuật?

29. Độ chênh lệch nhiệt độ giữa tác nhân lạnh và chất giải nhiệt ở thiết bị ngưng tụ sẽ như thế nào trong hai trường hợp sau đây: (i) chất giải nhiệt là nước và (ii) chất giải nhiệt là không khí?

30. Nếu nhiệt độ ngưng tụ của tác nhân lạnh tăng thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự hoạt động của máy lạnh?

31. Nếu nhiệt độ sôi của tác nhân lạnh giảm thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự hoạt động của máy lạnh?

32. Phương pháp khống chế mức độ quá nhiệt của hơi tác nhân lạnh ra khỏi thiết bị bay hơi?


D. VAN TIẾT LƯU

1. Nguyên lý làm việc của van tiết lưu nhiệt , khi nào sử dụng van tiết lưu nhiệt có cân bằng ngoài? Giải thích?

2. Hãy nêu các biện pháp điều chỉnh mực môi chất trong bộ bốc hơi kiểu ngập lỏng?

3. Đối tượng của van tiết lưu điện tử? Mô tả phương pháp điều khiển được sử dụng trong van tiết lưu điện tử?

4. Khi sử dụng van tiết lưu tay: làm thế nào để điều chỉnh độ mở của van đúng yêu cầu?

5. Đặc điểm của quá trình tiết lưu? Có phải mọi quá trình giảm áp suất của tất cả mọi chất đều làm giảm nhiệt độ?

6. Giả sử tiết lưu chất thuần khiết ở trạng thái lỏng sôi (x=0) tại sao sau khi tiết lưu x>0?


E. THIẾT BỊ PHỤ HỆ THỐNG LẠNH

1. Nêu công dụng của từng thiết bị phụ?

2. Có phải mọi hệ thống lạnh đều đòi hỏi tất cả các thiết bị phụ không? Giải thích?

3. Khi nào cần tách dầu cho hệ thống lạnh?

4. Khi nào cần lắp đặt bình tách lỏng, nêu phương pháp thu hồi lỏng từ bình tách lỏng?

5. Khi nào cần lắp bình chứa cao áp cho hệ thống lạnh?

6. Nhiệm vụ của phin sấy lọc. Khi nào cần thay thế phin sấy lọc?

7. Đối với bình tách lỏng, ống hút nằm phía trên bình tách lỏng, làm thế nào để dầu hồi về máy nén?

8. Khi nào sử dụng van một chiều?

9. Hãy giải thích tại sao trong chu trình máy lạnh có máy nén hơi ở nhiệt độ thấp thì dùng bình hồi nhiệt đối với Freon? Đối với tác nhân lạnh NH3 thì dùng bình quá lạnh?

10. Khí không ngưng trong hệ thống máy lạnh NH­3 lọt vào từ đâu? Bình tách khí không ngưng thường đặt ở đâu? Nguyên lý làm việc của bình tách khí không ngưng.

11. Trong hệ thống máy lạnh dùng Freon có sử dụng bình tách khí không ngưng như máy lạnh NH3 hay không? Tại sao?

12. Nhiệm vụ của bình tách dầu trong hệ thống lạnh, vị trí lắp đặt. Phân loại và nêu nguyên lý làm việc của bình tách dầu?

13. Tại sao trong hệ thống điều hòa không khí không cần sử dụng bình tách dầu? Hệ thống cấp trữ đông có cần dùng không? Tại sao?

14. Vẽ sơ đồ cụm van, các chi tiết lắp đặt trước bộ bốc hơi của máy lạnh

15. Một hệ thống lạnh cấp đông sử dụng tác nhân lạnh R22 nếu bộ tách dầu làm việc quá kém thì điều gì sẽ xảy ra cho hệ thống, thiết bị lạnh?

16. Công dụng của bình giản nở, vị trí lắp đặt bình giản nở loại hở?

17. Bình quá lạnh. Mục đích? Cấu tạo? Phương thức truyền nhiệt? Vị trí đặt? Phạm vi sử dụng?

18. Bình hồi nhiệt. Mục đích? Cấu tạo? Phương thức truyền nhiệt? Vị trí đặt? Phạm vi sử dụng?

19. Bình trung gian. Mục đích? Cấu tạo? Phương thức truyền nhiệt? Vị trí đặt? Phân biệt bình trung gian loại có ống xoắn và không có ống xoắn và nêu phạm vi sử dụng của từng loại?

20. Bình tách lỏng. Mục đích? Cấu tạo? Vị trí đặt? Vận tốc hơi trong bình?

21. Bình tách dầu. Mục đích? Cấu tạo? Vị trí đặt? Nguyên lý hoạt động?

22. Bình chứa dầu. Mục đích? Cấu tạo? Nguyên lý hoạt động?

23. Bình chứa cao áp. Mục đích? Cấu tạo? Vị trí đặt?

24. Bình chứa hạ áp. Mục đích? Cấu tạo? Vị trí đặt?

25. Bình tách khí đơn giản nhất. Mục đích? Cấu tạo? Vị trí đặt? Nguyên lý hoạt động?

26. Bình hút ẩm. Mục đích? Cấu tạo? Vị trí đặt? Vật liệu hút ẩm?

27. Bình lọc hơi và bình lọc lỏng. Mục đích? Cấu tạo? Vị trí đặt?


F. LÒ HƠI

1. Hãy nêu các biện pháp kỹ thuật khả thi để nâng cao hiệu suất nhiệt của lò hơi công nghiệp, lò hơi nhà máy nhiệt điện?

2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn hệ số không khí thừa a?

3. Các biện pháp xử lý nước cấp lò hơi?

4. Hệ số không khí thừa a được chọn dựa trên yếu tố kinh tế kỹ thuật nào?

5. Các kiểu béc đốt phun nhiên liệu lỏng?

6. Việc lựa chọn tổn thất nhiệt ra ngoài môi trường xung quanh được chọn trên cơ sở nào? Giải thích?

7. Trong các tổn thất nhiệt của lò hơi thì tổn thất nhiệt nào là lớn nhất? Giải thích?

8. Các biện pháp giảm tổn thất nhiệt lò hơi?

9. Thành phần nhiên liệu dùng trong lò hơi có ảnh hưởng gì đến quá trình làm việc của lò hơi? Giải thích cụ thể?

10. Khi tính diện tích truyền nhiệt bằng bức xạ của lò hơi ta cần lưu ý nhất đến thông số nào? Tại sao?

11. Nhiệt trị cao là gì? Nhiệt trị thấp là gì?


Còn câu hỏi gì các bạn có thể đóng góp thêm nhé!

Facebook Google twitter
Từ khóa:
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap