- Lúc: 23:52
Root là gì? Root là thuật ngữ dành cho thiết bị Android. Cũng tương tự như hành động "root" thì với iOS gọi là jailbreak, "hack" với Windows Phone.
Vậy root máy là gì? Tại sao cần root máy?
Nhiều người dùng sử dụng smartphone một cách đơn thuần, nhà sản xuất cung cấp gì thì dùng thế. Nhưng cũng có nhiều người luôn muốn khám phá tận cùng công nghệ, thích mày mò "vọc" đến cùng chiếc smartphone của họ. Thông thường những người vọc smartphone luôn có nhu cầu tìm hiểu sâu vào hệ điều hành, họ muốn vượt qua những hạn chế của nhà sản xuất cài đặt sẵn và hoàn toàn làm chủ thiết bị.
Nếu bạn muốn thực sự làm chủ thiết bị như cài đặt một bản ROM đã được tùy biến (custom ROM), điều chỉnh xung nhịp và điện thế cho CPU (Overclocking - chỉnh xung nhịp và Undervoltage - chỉnh điện thế) nhằm tăng tốc độ xử lý hoặc tiết kiệm pin, bổ sung các tính năng mà mặc định trong máy không hỗ trợ (ví dụ cài thêm Beats Audio, xLoud...) hoặc gỡ bỏ hoàn toàn những ứng dụng được nhà sản xuất cài đặt sẵn trên smartphone mà bạn chẳng bao giờ dùng tới (bloatware) để tiết kiệm bộ nhớ và cải thiện tốc độ, khi đó bạn sẽ cần phải root máy.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản root chính là chiếc chìa khóa giúp bạn tiếp cận những gì đã được nhà sản xuất smartphone Android khóa lại hoặc hạn chế không muốn người dùng can thiệp vào. Một khi chiếc smartphone của bạn được root thành công, bạn sẽ thực sự làm chủ thiết bị của mình.
Một trong những rủi ro lớn nhất mà người dùng gặp phải khi root máy đó là có thể biến máy thành "cục gạch", nhất là những người không có kinh nghiệm. Ngoài ra, khi bạn đã can thiệp vào hệ điều hành thì có nghĩa bạn tự tước đi quyền được bảo hành sản phẩm. Tuy nhiên, song song với việc tìm ra cách root, các lập trình viên cũng tìm được cách thức gỡ root (unroot) để đưa máy trở về tình trạng như ban đầu giúp bạn dễ dàng mang máy đi bảo hành hoặc vì lý do nào đó bạn không cần tới root nữa nên bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này.
Vậy root máy là gì? Tại sao cần root máy?
Nhiều người dùng sử dụng smartphone một cách đơn thuần, nhà sản xuất cung cấp gì thì dùng thế. Nhưng cũng có nhiều người luôn muốn khám phá tận cùng công nghệ, thích mày mò "vọc" đến cùng chiếc smartphone của họ. Thông thường những người vọc smartphone luôn có nhu cầu tìm hiểu sâu vào hệ điều hành, họ muốn vượt qua những hạn chế của nhà sản xuất cài đặt sẵn và hoàn toàn làm chủ thiết bị.
Nếu bạn muốn thực sự làm chủ thiết bị như cài đặt một bản ROM đã được tùy biến (custom ROM), điều chỉnh xung nhịp và điện thế cho CPU (Overclocking - chỉnh xung nhịp và Undervoltage - chỉnh điện thế) nhằm tăng tốc độ xử lý hoặc tiết kiệm pin, bổ sung các tính năng mà mặc định trong máy không hỗ trợ (ví dụ cài thêm Beats Audio, xLoud...) hoặc gỡ bỏ hoàn toàn những ứng dụng được nhà sản xuất cài đặt sẵn trên smartphone mà bạn chẳng bao giờ dùng tới (bloatware) để tiết kiệm bộ nhớ và cải thiện tốc độ, khi đó bạn sẽ cần phải root máy.
Như vậy có thể hiểu một cách đơn giản root chính là chiếc chìa khóa giúp bạn tiếp cận những gì đã được nhà sản xuất smartphone Android khóa lại hoặc hạn chế không muốn người dùng can thiệp vào. Một khi chiếc smartphone của bạn được root thành công, bạn sẽ thực sự làm chủ thiết bị của mình.
Một trong những rủi ro lớn nhất mà người dùng gặp phải khi root máy đó là có thể biến máy thành "cục gạch", nhất là những người không có kinh nghiệm. Ngoài ra, khi bạn đã can thiệp vào hệ điều hành thì có nghĩa bạn tự tước đi quyền được bảo hành sản phẩm. Tuy nhiên, song song với việc tìm ra cách root, các lập trình viên cũng tìm được cách thức gỡ root (unroot) để đưa máy trở về tình trạng như ban đầu giúp bạn dễ dàng mang máy đi bảo hành hoặc vì lý do nào đó bạn không cần tới root nữa nên bạn cũng đừng quá lo lắng về vấn đề này.
0 nhận xét