- Lúc: 13:52
Như các bạn đã biết nhiệt độ động cơ làm việc rất nóng, ở kỳ nổ nhiệt độ trong động cơ có thể lên tới cả ngàn độ C, nhưng các bác lưu ý khoảng 30% nhiệt đốt cháy đó phục vụ cho việc chuyển hóa thành cơ năng đẩy piston, còn lại 30% nhiệt theo khí thải ra ngoài, 10% là mất do ma sát và kéo bơm nước, còn lại 30% chuyển vào hệ thống làm mát.
Bây giờ chúng ta cùng nghiên cứu nguyên lý làm việc của hệ thống này nhé, các bạn xem hình và video bên dưới trước để nắm được sơ qua các bộ phận và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát động cơ ô tô.
Nhìn chung nguyên lý đơn giản là áo nước lấy nhiệt của động cơ được bơm nước đẩy đi qua van hằng nhiệt đến bình nước trên của dàn trao đổi nhiệt (dàn tản nhiệt), sau đó chảy xuống được quạt không khí làm mát, chảy xuống bình nước dưới rồi vào động cơ.
Trên bình chứa nước trên có cái van an toàn, khi nước nóng nở ra thì áp suất tăng lên, van này mở để nước chảy vào bình chứa mở rộng để tránh nổ đường ống dẫn.
Một điểm thêm nữa là khi lái xe trời lạnh, các bạn nhấn nút A/C (Air Conditioner - Điều hòa) ở trong bảng điều khiển (người ta gọi là táp lô đấy) và vặn nút điều chỉnh sang chế độ sưởi ấm thì 1 cái van trên đường ống ra bộ gia nhiệt mở, quạt của bộ gia nhiệt này hoạt động để thổi hơi nóng vào để sưởi ấm.
Bây giờ chúng ta hãy đi vào tìm hiểu từng bộ phận thực tế:
1. Áo nước
Hệ thống làm mát này chủ yếu là làm mát phần xilanh/piston thôi, nên trên thân máy người ta thiết kế các rãnh, ống bao quanh thân máy để chứa nước gọi là áo nước, như bên dưới.
2. Bơm nước
Bơm nước này được dẫn động từ trục khuỷu lên thông qua 1 cái dây đai.
3. Van hằng nhiệt
Nguyên lý thì như giới thiệu trong video ở trên rồi, hình ảnh thực tế các bác xem video ở dưới nhé. Chỉ lưu ý các bạn là tuyệt đối ko bỏ cái van này đi nhé, trên thực tế có nhiều thợ khuyên van này khí hậu việt nam nóng ko cần dùng, tháo nó đi cho nước chạy nhanh và động cơ luôn luôn được mát. Sai lầm chết người.
Chúng ta cần hiểu rằng khi mởi khởi động, động cơ cần phải nóng càng nhanh càng tốt với 2 mục đích:
- Làm bốc hơi nhiên liệu phun vào nhanh nhất có thế
- Làm dầu bôi trơn loãng ra nhanh hơn để bảo vệ các chi tiết
Khi nhiệt độ máy chưa đủ, đồng nghĩa là nước làm mát chưa đủ nóng (dưới 80-90 độ C), thì van hằng nhiệt đóng, ko cho nước làm mát đi qua lưới tản nhiệt để làm mát. Điều này giúp động cơ nóng càng nhanh càng tốt. Khi nước > 90 độ thì van này mở, nước đc làm mát.
Và khi bỏ van hằng nhiệt đi, nước được làm mát ngay từ khi khởi động, thân máy mát, nhiên liệu phun vào ko bị hóa hơi hết, thứ nhất là đọng giọt và chảy xuống dưới các te qua các rãnh xec măng của piston, làm dầu bôi trơn bị biến chất, các chi tiết ko đc bôi trơn hoàn hảo dể bị mòn, hỏng, gãy...Thứ hai là rất hao xăng tốn của. Thời gian đầu ko sao, những mỗi ngày một chút một chút thì các bạn biết hậu quả rồi đấy.
4. Lưới tản nhiệt và quạt gió
Cái này hay lắp ở đầu xe đó, nên giữ lưới này luôn sạch sẽ để tản nhiệt cho tốt nhé các bạn.
Các bạn lưu ý quạt này được dẫn động từ trục khuỷu động cơ ra nhưng tốc độ quay của nó không phải lúc nào cũng bằng tốc độ quay của trục khuỷu bởi nó có 1 bộ ly hợp quạt (nhiều bác gọi ly tâm, nói chung là ly biệt), trước khi tìm hiểu nguyên lý bộ ly hợp này thì ta cùng xem tại sao lại phải có cái này.
Nếu ko có bộ ly hợp quạt, quạt lúc nào cũng quay cùng tốc độ với trục khuỷu, tuy nhiên, lúc nước làm mát chưa nóng, xe chay chậm mà quạt cứ quay vù vù thì vừa ồn lại vừa làm trục khuỷu kéo thêm tải cái này, mệt, tốn xăng. Ở tốc độ cao, khoảng 100km/h, mà quạt nó vẫn quay theo trục khuỷu thì chỉ sẽ nhanh chóng hỏng mà thôi. Hoặc giả sử có quay được thì nước nó mát quá mức cần thiết, động cơ nó mát quá cũng rất nguy hiểm. Nói chung ly hợp giúp điểu chỉnh tốc độ quay phù hợp với nhiệt độ làm mát yêu cầu mà ko phụ thuộc vào trục khuỷu.
Cuối cùng, để có cái nhìn tổng quan và thực tế hơn, mời các bạn cùng tập làm quen với hệ thống nước làm mát qua video cách súc rửa và châm nước cho hệ thống làm mát.
Bây giờ chúng ta cùng nghiên cứu nguyên lý làm việc của hệ thống này nhé, các bạn xem hình và video bên dưới trước để nắm được sơ qua các bộ phận và nguyên lý làm việc của hệ thống làm mát động cơ ô tô.
Tổng quan các bộ phận chính hệ thống làm mát động cơ
Trên bình chứa nước trên có cái van an toàn, khi nước nóng nở ra thì áp suất tăng lên, van này mở để nước chảy vào bình chứa mở rộng để tránh nổ đường ống dẫn.
Một điểm thêm nữa là khi lái xe trời lạnh, các bạn nhấn nút A/C (Air Conditioner - Điều hòa) ở trong bảng điều khiển (người ta gọi là táp lô đấy) và vặn nút điều chỉnh sang chế độ sưởi ấm thì 1 cái van trên đường ống ra bộ gia nhiệt mở, quạt của bộ gia nhiệt này hoạt động để thổi hơi nóng vào để sưởi ấm.
Bây giờ chúng ta hãy đi vào tìm hiểu từng bộ phận thực tế:
1. Áo nước
Hệ thống làm mát này chủ yếu là làm mát phần xilanh/piston thôi, nên trên thân máy người ta thiết kế các rãnh, ống bao quanh thân máy để chứa nước gọi là áo nước, như bên dưới.
Áo nước
2. Bơm nước
Bơm nước
3. Van hằng nhiệt
Nguyên lý thì như giới thiệu trong video ở trên rồi, hình ảnh thực tế các bác xem video ở dưới nhé. Chỉ lưu ý các bạn là tuyệt đối ko bỏ cái van này đi nhé, trên thực tế có nhiều thợ khuyên van này khí hậu việt nam nóng ko cần dùng, tháo nó đi cho nước chạy nhanh và động cơ luôn luôn được mát. Sai lầm chết người.
Chúng ta cần hiểu rằng khi mởi khởi động, động cơ cần phải nóng càng nhanh càng tốt với 2 mục đích:
- Làm bốc hơi nhiên liệu phun vào nhanh nhất có thế
- Làm dầu bôi trơn loãng ra nhanh hơn để bảo vệ các chi tiết
Khi nhiệt độ máy chưa đủ, đồng nghĩa là nước làm mát chưa đủ nóng (dưới 80-90 độ C), thì van hằng nhiệt đóng, ko cho nước làm mát đi qua lưới tản nhiệt để làm mát. Điều này giúp động cơ nóng càng nhanh càng tốt. Khi nước > 90 độ thì van này mở, nước đc làm mát.
Và khi bỏ van hằng nhiệt đi, nước được làm mát ngay từ khi khởi động, thân máy mát, nhiên liệu phun vào ko bị hóa hơi hết, thứ nhất là đọng giọt và chảy xuống dưới các te qua các rãnh xec măng của piston, làm dầu bôi trơn bị biến chất, các chi tiết ko đc bôi trơn hoàn hảo dể bị mòn, hỏng, gãy...Thứ hai là rất hao xăng tốn của. Thời gian đầu ko sao, những mỗi ngày một chút một chút thì các bạn biết hậu quả rồi đấy.
4. Lưới tản nhiệt và quạt gió
Lưới tản nhiệt
Quạt gắn phía sau lưới tản nhiệt
Cái này hay lắp ở đầu xe đó, nên giữ lưới này luôn sạch sẽ để tản nhiệt cho tốt nhé các bạn.
Các bạn lưu ý quạt này được dẫn động từ trục khuỷu động cơ ra nhưng tốc độ quay của nó không phải lúc nào cũng bằng tốc độ quay của trục khuỷu bởi nó có 1 bộ ly hợp quạt (nhiều bác gọi ly tâm, nói chung là ly biệt), trước khi tìm hiểu nguyên lý bộ ly hợp này thì ta cùng xem tại sao lại phải có cái này.
Nếu ko có bộ ly hợp quạt, quạt lúc nào cũng quay cùng tốc độ với trục khuỷu, tuy nhiên, lúc nước làm mát chưa nóng, xe chay chậm mà quạt cứ quay vù vù thì vừa ồn lại vừa làm trục khuỷu kéo thêm tải cái này, mệt, tốn xăng. Ở tốc độ cao, khoảng 100km/h, mà quạt nó vẫn quay theo trục khuỷu thì chỉ sẽ nhanh chóng hỏng mà thôi. Hoặc giả sử có quay được thì nước nó mát quá mức cần thiết, động cơ nó mát quá cũng rất nguy hiểm. Nói chung ly hợp giúp điểu chỉnh tốc độ quay phù hợp với nhiệt độ làm mát yêu cầu mà ko phụ thuộc vào trục khuỷu.
NGUỒN: (Tham khảo Otosaigon.com)
0 nhận xét