NGUYÊN LÝ HỌAT ĐỘNG


Khi piston đi từ trên xuống V tăng dần. P giảm, van nạp mở ra, không khí ở bên ngoài đi vào trong xi lanh, thực hiện quá trình hút. Khi piston đi từ dưới lên, không khí trong xi lanh được nén lại, P tăng dần, van nạp đóng, đến khi P tăng lớn hơn sức căng lò xo (van xả) van xả tự động mở, khí nén sẽ qua van xả theo đường ống đến bình chứa khí nén kết thúc một chu kỳ làm việc. Sau đó các quá trình được lặp lại.

QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC LÝ THUYẾT:

1. Giản đồ P-V



Quá trình làm việc lí thuyết máy nén piston.

2. Quá trình làm việc lý thuyết:

Trong quá trình làm việc lý thuyết, giả sử rằng không có ma sát trong các chi tiết máy nén, không có khoảng chết trên đầu xilanh, không có sự trao đổi nhiệt giữa hơi hút và vách xilanh, không có trở lực ở đầu supap .

Quá trình hoạt động lý thuyết xảy ra ở 4 giai đoạn :

(4 – 1) : Quá trình hút hơi vào xilanh ở Po
(1 – 2) : Quá trình nén hơi từ áp suất thấp lên áp suất cao Po --> Pk
(2 – 3) : Quá trình xả hơi ra ngoài ở Pk
(3 – 4) : Giảm áp suất đột ngột từ cao xuống thấp Pk --> Po

Hoạt động:

- Khi Piston di chuyển từ 4 --> 1 thể tích hơi hút tăng từ 0 --> Vmax , hơi được hút vào xilanh qua supap hút .
- Tại điểm 1 chấm dứt quá trình hút. Theo quán tính piston chuyển động ngược lại, từ 1 --> 2 là quá trình nén hơi từ áp suất thấp Po lên áp suất cao Pk, lúc này cả 2 supap nén hút đều đóng. Khi piston vừa vượt qua điểm 2 áp suất trong xilanh lớn hơn buồng đẩy (P = 0,07 Mpa) supap nén mở ra để piston tiếp tục đi lên xả hơi ra ngoài ở áp suất không đổi Pk­ . Tại điểm 3 áp suất giảm đột ngột từ Pk xuống Po.

QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC THỰC TẾ

Qúa trình thực tế khác với lí thuyết như sau:


Quá trình làm việc thực tế của máy nén Piston.

Trong đó:

Vc: Thể tích khoảng chết.
C1: Lượng hơi giãn nở từ khoảng chết.
Vh: Quãng chạy piston trong xilanh.
V1: Thể tích hơi hút thực tế.

- Khi có khoảng chết, hơi dư sẽ bị giãn nở (C1).
- Có trở lực trong các supap, có ma sát.
- Có sự trao đổi nhiệt giữa vách xi lanh với hơi hút, có xảy ra rò rỉ.

Tất cả các yếu tố trên làm tăng tiêu hao công nén, đồng thời làm giảm năng suất lạnh.

Căn cứ vào hình vẽ, rõ ràng thể tích hút đã bị giảm 1 lượng bằng khoảng chết, thời điểm mở supap hút thấp hơn Po và supap nén cao hơn Pk.

Năng suất máy nén

1. Định nghĩa: Là lượng hơi hút được vào xilanh trong một đơn vị thời gian .
2. Công thức:

Thể tích hơi hút lý thuyết là :

Vh = (πd^2).S.Z.n/4 (m3/ phút) 

Hoạt động: Quá trình làm việc thực tế của Máy Nén Piston khác với quá trình lý thuyết như sau:

- Có ma sát trong các chi tiết chuyển động , có trở lực ở các đầu supap, có sự trao đổi nhiệt giữa vách xilanh và hơi hút và có khoảng chết ở đầu xilanh .

- Từ giản đồ ta thấy rằng :
+ Khi có khoảng chết lượng hơi hút vào xilanh bị giảm đi một lượng bằng đúng lượng hơi giãn nở trong khoảng chết , nghĩa là piston chạy được là Vh nhưng chỉ hút được là V1 . Lượng hơi mất đi là C1 = Vo .
+ Thời điểm mở supap hút (4) ứng với độ giảm áp suất là Po = 0,03 MPa, thời điểm mở supap nén (2) ứng với Pk = 0,07 MPa.

>>>> Tất cả những điều này gây ra tổn thất thực tế cho Máy Nén Piston . 

Như vậy, có 02 tổn thất trong máy nén piston.

- Tổn thất do thể tích chết, đây là tổn thất lớn nhất. Thể tích chết là không gian còn sót lại giữa xilanh và pittong, cũng như các không gian ở các của van hút, van đẩy khi pittong đã ở vị trí cao nhất. Khi làm việc, toàn bộ máy nén, pittong, xilanh nóng lên. Để đề phòng hỏng hóc do đỉnh pittong chạm vào xilanh do dãn nở nhiệt người ta phải giữ lại 1 khe hở nhất định. Đối với máy nén có tốc độ cao, không gian chết chiếm khoảng 3-5% thể tích quét của pittong. Do có thể tích chết, nên hơi nén trong pittong không được đẩy ra hết. Khi pittong đi xuống, hơi có áp suất cao trong thể tích chết dãn nở cho đến khi áp suất bằng áp suất hút. Thể tích dãn nở đó là thể tích tổn thất vì quá trình hút bị chậm chễ và thể tích hút bị giảm đi 1 khoảng đúng bằng thể tích dãn nở.

- Tổn thất do trở lực của clape hút và đẩy. Các clape hút và đẩy của máy nén lạnh làm việc hoàn toàn tự động do sự chênh lệch áp suất. Khi áp suất 2 bên clape bằng nhau các clape ở trạng thái đóng do sức đàn hồi hoặc lò xo nén. Clape chỉ mở khi có áp xuất chênh lệch đủ lớn và đúng hướng. Chính vì vậy, thời điểm clape mở sẽ muộn lơn so với lí thuyết.

Từ quá trình làm việc thực tế người ta cũng tính được thể tích hơi hút thực tế:

Vt = Vlt . λ
λ : hệ số tổn thất ( lấy 0,65 --> 0,7)

Để hiểu rõ hơn cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy nén piston các bạn có thể xem thêm các video bên dưới.






Chúc các bạn thành công!

Facebook Google twitter
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap