Cẩm nang kinh nghiệm du lịch phượt sapa

Cẩm nang kinh nghiệm du lịch phượt sapa


Chia sẻ một vài kinh nghiệm du lịch sapa

1. Thời gian thích hợp để đi du lịch Sapa?

Thời điểm thích hợp để đi du lịch Sapa là từ tháng 9 đến tháng 11 hoặc từ tháng 3 đến 5. Thời điểm này thời tiết Sapa ổn định, ngày nắng khô, đêm lạnh.
Tháng 4 – 5, là thời điểm đồng bào dân tộc thiểu số cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang. Và đây cũng là mùa nở của rất nhiều loài hoa đẹp. Cảnh đồng bào dân tộc thiểu số cấy lúa đẹp lắm, nếu vào một ngày nắng những thửa ruộng đầy nước lấp lánh…
Tháng 9 – 10 là mùa lúa chín, khi ấy thì khắp mọi góc nhìn Sapa đều rực vàng. Tôi thích nhất khoảng thời gian này, bạn sẽ không tưởng được đâu, Sapa như khoác lên mình màu áo mới – màu vàng óng trên khắp những quả đồi. Nhưng nên đi vào giữa hoặc cuối tháng 9, sang tháng 10 nhiều nơi đã gặt xong.
Tháng 12 đến tháng 2 trời rất lạnh, có thể xuất hiện băng và thỉnh thoảng có tuyết rơi. Đây cũng là mùa nở của hoa đào. Thời điểm này được rất đôi bạn trẻ chọn để đi du lịch tại Sapa, để một lần được thấy tuyết rơi ngay trên quê hương Việt Nam mình, cũng là một trải nghiệm thật tuyệt phải không!

2. Du lịch Sapa cần chuẩn bị những gì?

– Tiền: tùy thuộc vào cách bạn đi và sinh hoạt như thế nào. Tôi và bạn sẽ cùng nhẩm tính số tiền phải mang theo ở dưới bài viết này.
– Quần áo: bạn nên mang theo quần áo gọn & nhẹ nhưng phải ấm. Mùa hè ở Sapa mát bạn có thể mặc bình thường nhưng vẫn cần một chiếc áo khoác. Nhưng mùa đông ở Sapa rất lạnh, bạn cần áo ấm, găng tay, khăn, mũ len để trống lại cái rét vùng cao. Tránh mang vác cồng kềnh, nếu đi lâu thì có thể mang theo một ít bột giặt để giặt quần áo (Thường thì người ta chỉ ở Sapa 2 – 3 ngày là hết chỗ để đi rồi)
– Giày: ở Sapa chủ yếu là đi bộ nên bạn cần chuẩn bị cho mình một đôi giày leo núi, giày đi bộ hoặc giày thể thao.
– Xe máy & sửa xe (nếu đi bằng xe máy): với quãng đường dài 370km bạn nên đại tu cho chiếc xe của mình trước ngày khởi hành. Nếu lốp, săm, phanh, dầu nhớt… của xe quá cũ rồi thì bạn nên thay để đảm bảo an toàn cho chặng đường dài. Nên mang theo săm dự phòng và đồ sửa xe phòng khi đang leo đèo không tìm được tiệm sửa xe.
– Máy ảnh, điện thoại chụp ảnh tốt: bạn sẽ phải chụp rất nhiều đấy! Nhớ mang theo pin, sạc, một chiếc máy với ổ cứng trống và thẻ nhớ dự phòng.
– Giấy tờ tùy thận: bạn cần CMND để làm thủ tục thuê phòng và đừng quên mang giấy tờ xe nếu đi xe máy nhé!
– Bản đồ du lịch Sapa: bạn có thể mua tại cách quầy tạp hóa, hiệu sách ở Hà Nội hoặc Sapa. Bản đồ sẽ giúp bạn nắm rõ lịch trình – tiết kiệm thời gian – tránh bị lạc đường.
– Đồ ăn nhẹ: trên quãng đường dài bạn cần bổ sung năng lượng, đi tàu và ô tô thì có thể dễ dàng mua đồ ăn ở các chặng dừng chân. Nhưng tốt nhất là bạn chuẩn bị cho mình một ít bánh, sữa, socola, kẹo… tùy thích. Nó sẽ rất hữu ích cho bạn trên đường đi và nhất là kẹo có thể dành làm quà cho trẻ em dân tộc.
– Kính, khẩu trang, khăn, găng tay: những thứ này sẽ giúp các bạn đi xe máy bảo vệ mắt và sức khỏe khi vượt qua chặng đường dài, trên đường có rất nhiều nơi bụi bẩn.
– Đồ dùng cá nhân: bàn chải đáng răng, khăn mặt, kem đánh răng ở khách sạn có sẵn. Nhưng nếu bạn cắm trại ngoài trời thì có thể mang theo hoặc mua tại thị trấn

3. Kinh nghiệm đi phượt an toàn trong mùa bão

– Kiểm tra thời tiết
Vài ngày trước chuyến đi, hãy theo dõi kĩ thời tiết các điểm sắp đến để có phương án dự phòng. Nếu các điểm đang gặp thời tiết xấu, mưa lớn và sạt lở, tốt nhất nên hủy chuyến đi. Trường hợp mới dự báo, bạn phải chuẩn bị đồ kĩ lưỡng vì đã vào mùa mưa, không thể tránh những yếu tố bất ngờ trên đường đi.
– Chuẩn bị đồ đạc
Đồ đạc được bọc trong các túi nilon kín với nhiều lớp. Balo nên là loại chống thấm mưa càng tốt, nếu không hãy bọc túi nilon to chùm toàn bộ balo và buộc kín, tránh bị mưa hay rơi xuống nước. Nên buộc luôn sau xe ngay khi xuất phát, đừng chờ đến khi cơn mưa tới mới vội vàng lôi mọi thứ ra buộc lại, mất thời gian và không kịp trở tay vì mưa ở vùng rừng núi thường đến rất nhanh.
Đồ đạc mang theo nên có áo khoác ấm, có lớp nỉ bên trong và lớp chống mưa nhẹ bên ngoài. Thời tiết mùa mưa dễ gây cảm lạnh nên quàng một chiếc khăn kín cổ tránh gió là không thừa.
– Đồ đạc bọc kín và buộc chặt sau xe.
Các đồ điện tử càng phải cẩn thận hơn, bọc kín trong túi nilon và đeo bên mình. Luôn nhớ mang theo sạc pin điện thoại, máy ảnh, pin dự phòng, máy ảnh, thẻ điện thoại. Vào mùa mưa, nên mang theo máy sấy nhỏ để tiện trong việc sấy đồ bị ẩm.
Áo mưa và ủng phải có, để bên ngoài hành lý và ở những nơi dễ lấy nhất. Nên là loại áo mưa, vừa ấm thân vừa kín. Tránh mang những chiếc áo mưa có tà bay, vừa cản gió vừa khó đi. Ủng và bọc chân rất quan trọng để bạn tránh ướt chân, dễ gây cảm lạnh. Một chiếc mũ bảo hiểm có kính chắn sẽ tốt cho việc đi đường, không để mưa đập thẳng vào mắt (trừ những trường hợp mưa quá to phải lật kính)
Trong các món đồ, nhớ mang theo một đôi dép, đề phòng trường hợp phải lội sông suối. Ngoài ra, một chiếc phích nhỏ đựng nước nóng sẽ tốt cho bạn khi cần có thứ gì đó để uống cho ấm người. Đồ ăn thức uống nhẹ luôn mang theo. Kẹo gừng là món kẹo giữ ấm rất tốt khi đi đường trời lạnh.
– Chuẩn bị xe
Ngoài việc kiểm tra xe trước khi đi như thay dầu, bơm lốp, căng xích, đèn xe… bạn nhớ mang đầy đủ bộ đồ sửa xe như bơm, săm thay thế, bugi, ống hút xăng, miếng vá, cùng các loại dây chằng, dây thừng, phòng trường hợp phải kéo xe.
– Đi lại trên đường
Trời mưa, đường dễ trơn trượt và giảm tầm nhìn, bạn nên đi ở tốc độ chậm, không vượt ô tô khi không nhìn rõ phía trước, cua chậm và cẩn thận với những đoạn đường bùn trơn.
Bật đèn xe pha thấp để tránh làm cho các xe đi ngược chiều bị chói mắt. Đổi pha xa hay gần liên tục để nhìn đường hay thông báo tín hiệu cho người đi trước. Các xe nên gắn miếng dính phản quang trên thân xe hoặc mũ để dễ nhận biết.
Đi qua các con suối phải đặc biệt chú ý, phòng trường hợp lũ quét. Nếu có xe của dân đi cùng đường qua suối sâu, bạn nên chờ họ đi qua rồi đi theo lối này vì dân bản nắm rõ đường đi. Nếu không có người, bạn nên thăm dò đường trước rồi mới lần lượt đi qua. Nếu phải lội bộ qua suối, tuyệt đối không được đi một mình, phải đi theo nhóm và qua càng nhanh càng tốt.
Trời mưa có thể xảy ra hiện tượng lở đất, có lũ quét khi mưa lớn hay sét đánh, vì vậy cần hết sức thận trọng khi đi qua những địa hình này hay tìm chỗ dừng xe, trú chân.
Các đoạn đường hay sạt lở có Văn Chấn – Yên Bái, đèo Ô Quy Hồ – Lào Cai, đường Tuyên Quang lên Hà Giang, đường Tĩnh Túc – Nguyên Bình từ Hà Giang sang Cao Bằng.
– Mẹo hong khô đồ nhanh
Một chiếc giày ẩm sẽ gây khó chịu và dễ bị lạnh gan bàn chân, gây cảm. Khi nghỉ, bạn hãy nhét nhiều báo hoặc giấy vệ sinh đầy trong giày để hút ẩm và dùng máy sấy sấy khô vào buổi sáng trước khi đi khoảng 1 tiếng.
Với một chiếc áo ướt, sau khi vắt thật kĩ, bạn trải rộng khăn tắm của khách sạn ra, cuốn đồ ướt rồi lại vắt. Khăn sẽ tiếp tục hút bớt nước từ trong quần áo, như vậy khi phơi quần áo dưới quạt, đồ sẽ nhanh khô.

Các tìm kiếm liên quan đến Cẩm nang kinh nghiệm du lịch phượt sapa



Facebook Google twitter
Cùng Chuyên Mục
Blogger Comments
Facebook Comments

Tin Tức Online
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Chia Sẻ
Xem Thêm Tất Cả »
Game - Ứng Dụng Hay Tháng 8
Xem Thêm Tất Cả »
Góc Thư Giản
Xem Thêm Tất Cả »
Bài Viết Ngẫu Nhiên
Copyright © 2016 - All Rights Reserved
Template by Bùi Đạt - Powered by Blogger | SiteMap